Kì thi THPT Quốc gia 2017 đang đến gần. Bạn lựa chọn tổ hợp môn thi có môn Sinh học và mong muốn đạt được từ 6 – 8 điểm để tăng cơ hội xét tuyển vào các trường đại học. Nhưng hiện tại bạn chưa học tốt môn Sinh hoặc chưa ôn tập được nhiều? Baitap123 sẽ đồng hành cùng bạn chia sẻ bí quyết ôn tập môn Sinh học hiệu quả mà đơn giản và không mất quá nhiều thời gian.

Đề thi môn Sinh học THPT Quốc gia có 40 câu hỏi trong đó 28 – 32 câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dụng (chiếm 7 – 8 điểm) còn 8 – 12 câu hỏi còn lại ở mức độ vận dụng cao đòi hỏi kĩ năng tư duy sinh học phức tạp (chiếm 2 – 3 điểm). Với các bạn xác định mục tiêu đạt từ 6 – 8 điểm thì mục tiêu ôn tập cần hướng đến chính là chinh phục 28 – 32 câu hỏi này. Vậy cần phải học những nội dung gì và học như thế nào cho hiệu quả?

1. Về nội dung ôn tập

Nội dung đề thi môn Sinh học THPT Quốc gia nằm trọn trong chương trình SGK Sinh học 12. Nhưng không phải tất cả những nội dung trong chương trình SGK đều sẽ có mặt trong câu hỏi của đề thi. Bởi vậy, việc học tất cả những nội dung trong chương trình SGK là không cần thiết.

Theo sự chia sẻ của một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy và luyện thi: “Để khỏi mất thời gian vào các nội dung quá phức tạp, không thuộc mục tiêu chinh phục của mình, các bạn cần loại bỏ những nội dung không cần thiết. Như vậy, những áp lực về thời gian và lực học sẽ không còn là vấn đề khó khăn nữa.” Nhưng những nội dung nào là nội dung không cần thiết cần phải loại bỏ và căn cứ vào đâu để xác định những nội dung ấy?

Đối với môn Sinh học, tồn tại song song 2 chương trình học (chương trình sách cơ bản và chương trình sách nâng cao). Tùy theo đặc điểm của từng địa phương, từng trường, chúng ta sẽ được học theo chương trình phù hợp. Tuy nhiên, chương trình sách nâng cao là chương trình mở rộng và chuyên sâu. Do đó, với các bạn hiện có xuất phát điểm thấp và đặt mục tiêu đạt điểm 8 thì các bạn nên sử dụng sách giáo khoa cơ bản để ôn tập sẽ có hiệu quả hơn. Đối với chương trình SGK cơ bản, các bạn nên lược bỏ các nội dung không cần thiết sau:

Thứ nhất, đó là những nội dung giảm tải đã được Bộ GDĐT ban hành cùng hướng dẫn thực hiện Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9  năm 2011.  Theo đó, các nội dung giảm tải được cụ thể như sau:

STT

Địa chỉ nội dung

Nội dung giảm tải

1

Bài 1(Trang 6)

- Mục I.2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc

Không cần học nội dung “gen phân mảnh”. Do đó, ở phần điều hòa hoạt động của gen chúng ta cũng không cần phải học nội dung “điều hòa ở sinh vật nhân thực”.

2

Bài 2 (Trang 11)

- Mục I.2. Cơ chế phiên mã

- Mục II. Dịch mã

- Không cần học chi tiết diễn biến cơ chế phiên mã và dịch mã.

- Chỉ cần nắm được những thông tin cơ bản trên sơ đồ đó là:

+ Phiên mã: nắm được chiều 3’-5’ trên mạch khuôn của gen, enzim phiên mã, nguyên tắc bổ sung.

+ Dịch mã: chiều dịch chuyển của Ribôxôm, bộ ba mở đầu và bộ ba kết thúc, nguyên tắc bổ sung giữa codon và anticodon, vận dụng mã di truyền để xác định trình tự a.a từ gen và ngược lại.

3

Bài 4 (Trang 19)           

Không giải thích cơ chế của các tác nhân gây đột biến gen.

4

Bài 6 (Trang 27)           

Chỉ  học 2 dạng đơn giản 2n+1 và 2n-1.

5

Bài 15 (Trang 64)           

 

- Bài tập chương I:

+ Các em chỉ cần làm được các dạng bài tập đơn giản (tương tự các bài 1,3) khai thác mối quan hệ Gen – mARN – tARN – polipeptit.

+ Xác định số lượng NST trong các thể đột biến và ngược lại từ NST chúng ta phải nhận dạng được đó là thể đột biến nào. (tương tự bài 6).

- Bài tập chương II: Các em chỉ cần làm tốt xác định kiểu gen, kiểu hình phép lai quy luật phân li, phân li độc lập, di truyền liên kết giới tính trong trường hợp tính trạng đơn gen và phân biệt các trường hợp tương tác gen đơn giản (tương tự các bài 2, 6,7).

6

Bài 18 (Trang 75)

Không học, không giải thích sơ đồ 18.1. Điều đó chúng ta chỉ cần nắm vững cơ sở và vai trò của phương pháp tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.

7

Bài 24 (Trang 104)

Không học:

- Mục II. Bằng chứng phôi sinh học

- Mục  III. Bằng chứng địa lí sinh vật học

8

Bài 25 (Trang 108)

Không học:

- Mục I. Học thuyết tiến hoá Lamac

9

Bài 27 (Trang 118)

- Không học bài này.

- Chỉ học nội dung phần đóng khung cuối bài trang 122.

10

Bài 29 (Trang 126)

Không học: Mục I.2. Thí nghiệm chứng minh quá trình hình thành loài bằng cách li địa lí.

11

Bài 31 (Trang 133)

Không học cả bài “Tiến hóa lớn”.

12

Bài 35 (Trang 150)

Không học Mục III. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

Thứ hai, đó là những nội dung không thống nhất giữa chương trình cơ bản và nâng cao. Trước đây, các đề thi được chia làm 2 phần: phần chung (dành cho mọi đối tượng học sinh) và phần riêng ( được chia làm 2 phần dành đối tượng học cơ bản và dành cho đối tượng học nâng cao). Nhưng những năm gần đây, đề thi không còn phân biệt đối tượng học sinh học chương trình nào mà tất cả mọi đối tượng học sinh đều được thi chung một đề thống nhất. Rõ ràng không thể ra câu hỏi trên một nội dung mà hai chương trình được viết theo các quan điểm khác nhau. Do đó, những nội dung không thống nhất giữa chương trình cơ bản và nâng cao sẽ không nằm trong phạm vi ra đề.

Qua sự phân tích và đối chiều, những nội dung không thống nhất giữa chương trình cơ bản và nâng cao được chúng tôi tổng kết cụ thể như sau:

STT

Nội dung

Cơ bản

Nâng cao

1

Thí dụ minh họa đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn

Mất vai dài NST số 22

Mất đoạn NST số 21 gây ung thư máu

2

Tương tác cộng gộp

Ví dụ tương tác 3 gen không alen quy định tổng hợp sắc tố melanin

Ví dụ tương tác 2 gen không alen quy định màu của hạt lúa mì.

3

Tác động đa hiệu

Ví dụ bệnh hồng cấu liềm

Ví dụ: các tính trạng được nhắc đến trong thí nghiệm đậu Hà lan và thí nghiệm ở ruồi giấm, ở người.

4

Sự tương tác giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình.

Ví dụ: sự biểu hiện màu lông thỏ Hymalaya; biểu hiện của màu hoa cẩm tú cầu phụ thuộc vào nhiệt độ.

Ví dụ về sự hình thành màu sắc hoa của hoa anh thảo phụ thuộc vào nhiệt độ; sự hình thành tính trạng có sừng ở cừu và hói đầu ở người phụ thuộc vào giới tính.

5

Cấu trúc di truyền quần thể

Quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.

Quần thể tự phối điển hình có tự thụ phấn ở thực vật và tự thụ tinh ở động vật.

6

Công nghệ tế bào thực vật

Các phương pháp:

- Nuôi cấy mô

- Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn

- Lai tế bào sinh dưỡng (xôma) hay dung hợp tế bào trần.

Các phương pháp:

- Nuôi cấy tế bào invitro tạo mô sẹo.

- Nuôi cấy hạt phấn.

- Dung hợp tế bào trần.

- Tạo giống bằng cách tạo dòng xôma có biến dị

7

Các cơ chế cách li

Gồm 2 kiểu cách li sinh sản:

- Cách li trước hợp tử có:

+ Cách li nơi ở (sinh cảnh)

+ Cách li tập tính.

+ Cách li thời gian (mùa vụ).

+ Cách li cơ học.

- Cách li sau hợp tử

Gồm 2 kiểu:

* Cách li địa lí

* Cách li sinh sản gồm:

+ Cách li trước hợp tử có:

- Cách li tập tính.

- Cách li sinh thái

- Cách li cơ học.

+Cách li sau hợp tử

Lược bỏ những nội dung trên, các bạn sẽ tiết kiệm được thời gian ôn tập và việc ôn tập môn Sinh học cũng trở nên dễ dàng hơn.

2. Học như thế nào có hiệu quả?

 

2.1. Đối với phần lý thuyết

Sau khi các bạn hình dung được lý thuyết cần chinh phục, theo kinh nghiệm của chúng tôi, các bạn hãy thực hiện theo 3 bước sau để học nội dung lý thuyết:

a) Phân tích nội dung sách giáo khoa

- Các bạn đọc nội dung theo từng bài lần lượt, dùng bút đánh dấu những nội dung quan trọng, cụm từ chìa khóa. Có thể ghi những nội dung đó vào mảnh giấy nhỏ đính vào trang đó.

- Lập sơ đồ hóa kiến thức, lập bảng phân biệt , so sánh...

b) Tổng hợp nội dung

- Cách tổng hợp có hiệu quả là sử dụng nội dung trong các mảnh giấy nhỏ đã có tổng hợp thành sơ đồ tư duy cho cả chương, cả phần.

- Cố gắng liên kết được kiến thức lại với nhau qua các mối quan hệ, làm được như vậy các bạn sẽ nhớ được kiến thức tốt hơn.

c) Luyện tập

- Các bạn cố gắng sử dụng nội dung câu hỏi cuối bài để trả lời

- Luyện tập với đề trắc nghiệm, các bạn có thể truy cập vào thanhvinh.edu.vn từ máy tính hoặc phần mềm dùng cho điện thoại với nội dung phù hợp cho các bạn luyện tập.

Quá trình làm bài, các bạn có thể bị sai sót. Điều đó là bình thường, các bạn đừng nản chí và hãy đặt câu hỏi tại sao mình hiểu sai? sai ở đâu? đáp án đó dựa trên cơ sở nào?... Đặt câu hỏi như vậy sẽ giúp các bạn hiểu vấn đề đúng và nhớ lâu hơn. Hơn nữa sẽ giúp các bạn luyện tập khả năng tư duy.

Bạn nên luyện tập lại càng nhiều lần càng tốt, bởi vì bạn có thể quên. Việc tập luyện cũng sẽ mang lại năng lực làm bài nhanh, phù hợp với áp lực về thời gian của bài thi.

2.2. Đối với phần bài tập

Đối với bài tập, các bạn tập trung nghiên cứu các dạng bài cơ bản của từng chương, từng phần. Các dạng bài tập cơ bản mà các bạn nên ôn bao gồm:

- Đối với chương “Cơ chế di truyền và biến dị”: bài tập về cấu trúc và quá trình nhân đôi ADN; bài tập về quá trình nhân đôi ADN; bài tập về mối liên hệ giữa Gen – mARN - Prôtêin; bài tập xác định dạng đột biến; bài tập viết giao tử thể tam nhiễm và tứ bội.

- Đối với chương “Tính quy luật của hiện tượng di truyền”: chỉ cần làm được các bài toán thuận: viết sơ đồ lai để xác định kiểu gen, kiểu hình các trường hợp: gen trên nhiễm sắc thể thường và gen trên nhiễm sắc thể giới tính; tương tác gen; phân li độc lập; liên kết gen và hoán vị gen và di truyền ngoài nhân.

- Đối với chương “Di truyền học quần thể”: chỉ cần làm được trường hợp gen có 2 alen: bài tập xác định cấu trúc di truyền quần thể ngẫu phối hoặc tự thụ phấn, xác định trạng thái cân bằng di truyền của quần thể ngẫu phối.

- Đối với phần “Di truyền người”: bài tập quần thể hoặc phả hệ thường là các bài khó, các bạn có thể ôn tập sau khi các phần khác đã tốt. Xin lưu ý với các bạn không nên làm các bài có nội dung phản cảm như mắc quá nhiều bệnh, đẻ quá nhiều con trái với quy định pháp luật hoặc bài có thuật toán quá phức tạp.

Quá trình chinh phục bài tập, các bạn nên bám sát vào nội dung lý thuyết để tìm kết quả. Nếu có công thức các bạn cũng phải hiểu được tại sao lại có công thức đó? Nên có sổ tay tổng hợp lại các dạng câu hỏi bài tập đơn giản; các công thức và cách giải cho mỗi dạng bài. Trong quá trình học, khi gặp phải những khó khăn, bạn hãy hỏi thầy cô giáo, các bạn khác hoặc tìm tài liệu có lời giải về dạng bài đó để tìm hiểu cách giải quyết. Bạn cũng có thể liên hệ với Baitap123, các thầy cô giáo cộng tác viên luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn.

Ngoài ra, các bạn cũng nên tham khảo đề thi và những phân tích về đề thi minh họa môn Sinh học THPT Quốc gia 2017 để có những định hướng học cụ thể hơn.

Tham khảo đề thi và đáp án chi tiết đề thi minh họa môn Sinh học THPT Quốc gia 2017 tại đây.

Tham khảo phân tích đề thi minh họa môn Sinh học THPT Quốc gia 2017 tại đây.

Với những chia sẻ về bí quyết ôn tập trên, thanhvinh.edu.vn hy vọng sẽ giúp bạn tự tin hơn trên con đường chinh phục ước mơ đại học. Chúc các bạn thành công!

Giáo viên Sinh học tại thanhvinh.edu.vn

Các từ khóa:
Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.803
Thành viên mới nhất qhuy22
Thành viên VIP mới nhất Alex308VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về thanhvinh.edu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn