1. Thiếu kiến thức về mặt lí thuyết
Để có thể vượt qua kì thi đại học, các bạn cần phải nạp cho mình một khối lượng kiến thức khá lớn. Trong đó, lý thuyết là nền tảng cho việc giải các bài tập. Việc không nắm vững lý thuyết, nó có thể làm cho các bạn bị mất điểm một cách dễ dàng. Với hình thức thi trắc nghiệm như hiện nay, việc thiếu kiến thức về mặt lí thuyết là một trong những vấn đề bất lợi cho các bạn về việc giải quyết các câu hỏi một cách nhanh chóng và chính xác.
2. Không có kế hoạch và phương pháp học tập và ôn thi hợp lý.
Ôn thi vào giai đoạn nước rút, lãng phí thời gian ở các trung tâm luyện thi là những sai lầm khiến nguy cơ trượt đại học trở nên rõ ràng. Việc ôn tập là cả 1 quá trình và không dễ gì nhận được trái ngọt nếu không bỏ ra mồ hôi công sức. Lao đầu vào ôn tập, cố gắng bù đắp những kiến thức đáng lẽ phải trau dồi và tích lũy mỗi ngày khó đem đến hiệu quả mà còn có khả năng phản tác dụng.
Ngay cả khi các em có tư duy nhạy bén, phẩm chất thông minh thì việc ôn tập ở giai đoạn cuối cùng cũng không dễ đem lại kết quả như mong đợi. Học từ 2 cho đến 3 ca mỗi ngày tại các trung tâm luyện thi mà không dành thời gian tự học cũng không thể giúp các em củng cố kiến thức, biến những gì được học trở thành của bản thân. Khi đối mặt với bài thi thực sự, các em dễ loay hoay với kĩ năng làm bài còn hạn chế hay gặp phải trường hợp đã từng học về cách giải bài tập này ở đâu đó nhưng không thể nhớ ra để triển khai.
3. Tâm lí có phải là vấn đề?
Áp lực thi cử, điểm số, gia đình… tất cả tạo cho sĩ tử một gánh nặng trên vai. Nhiều bạn đi thi đại học với tâm lý buộc phải đỗ để nối tiếp truyền thống gia đình, để kéo dài thành tích của 1 học sinh giỏi 12 năm, để tạo cơ hội cho bản thân tìm được 1 công việc tốt sau này khi mà xã hội vẫn còn quan trọng bằng cấp hơn cả.
Tâm lí thiếu ổn định, hoang mang, lo lắng khi những ngày thi đã cận kề sẽ khiến cho cả quá trình ôn tập của các bạn trở nên vô ích và trượt đại học là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
4. Đặt mục tiêu quá cao
Mục tiêu đúng đắn, phù hợp sẽ định hướng cho toàn bộ quá trình thực hiện. Các bạn hãy tự đặt cho mình câu hỏi liệu số điểm mà bản thân kì vọng ở mỗi môn thi đã phù hợp với năng lực bản thân hay chưa? Khả năng đỗ ngôi trường này là bao nhiêu?
Mục tiêu nhất quán và được duy trì trong cả quá trình sẽ giúp ích cho các bạn, nhưng đôi khi bạn cũng cần điều chỉnh các mục tiêu để gia tăng tính khả thi bởi trượt đại học là điều không ai trong số chúng ta mong muốn.
5. Không nắm vững quy chế tuyển sinh
Quy chế tuyển sinh liên tục thay đổi trong những năm vừa qua và việc không hiểu rõ những quy định tuyển sinh của từng trường, đặc biệt là nhóm trường Công an, Quân đội sẽ dẫn đến các trường hợp nhầm lẫn đáng tiếc. Đây là sai lầm diễn ra sau khi kì thi đã hoàn tất nhưng cũng là sai lầm khiến các bạn phải buồn bã vì đã gần cán đích nhưng sau cùng vẫn trượt đại học.
Phòng tránh điều này, các bạn cần tìm hiểu kĩ về đọc kỹ thông tin tuyển sinh của các trường để có thể nắm bắt được những quy định cũng như những phương thức xét tuyển cụ thể của từng trường trước khi nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển. Nhất là trong kỳ thi tuyển sinh 2017 năm nay có nhiều điểm mới. Các Teen99 nhớ theo dõi để tránh bỏ qua những cơ hội tốt nhé.
Trên đó là những gì mà baitap123 muốn chia sẻ cho các bạn trong kì thi tuyển sinh 2017 sắp tới, nó có thể giúp bạn tránh được những sai lầm đáng tiếc xảy ra. Chúc các bạn học tập tốt.