Chia sẻ về vấn đề này, Phó Giáo sư Nguyễn Phương Nga nói: “Phương án bộ đưa ra của dự thảo thi trắc nghiệm cho thấy có nhiều ưu điểm hơn năm ngoái.
Về dạng thức thi, đánh giá của thế giới khẳng định thi tự luận hay trắc nghiệm khách quan không ảnh hưởng đến việc dạy và học trên lớp. Thầy cô giáo cứ dạy đúng chương trình, thì học sinh làm tốt. Tuy nhiên bà cũng nhấn mạnh, hai dạng trắc nghiệm và tự luận đều có ưu điểm và nhược điểm, nhưng ưu có thể biến thành nhược hoặc ngược lại là do người làm đề thi quyết định.
Ngoài môn toán, môn ngữ văn và lịch sử có thể thi trắc nghiệm
Đi ngược lại với ý kiến của Hội Toán học Việt Nam, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam lại đưa ra ý kiến môn toán có thể thi trắc nghiệm là hợp lý, nhưng có thêm một phần ngắn đánh giá năng lực, kỹ năng tư duy cũng như cách làm bài của thí sinh bằng tự luận.
Giáo sư Lâm Quang Thiệp chia sẻ: “Kỳ thi THPT quốc gia không phải tuyển chọn nhân tài mà là thi THPT quốc gia, chỉ phân 2 loại những học sinh nào vào được đại học, học sinh nào không vào được đại học. Nếu kỳ thi này mục đích thi chọn nhân tài thì môn toán không nên thi trắc nghiệm mà phải thi tự luận như kỳ Olympic.
Ông đưa ví dụ kỳ thi SAT ở Mỹ, có 10 câu hỏi và thí sinh tự viết phương án bằng cách tô, máy chấm thì giảm bớt may rủi. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ thì môn ngữ văn và lịch sử, lâu nay là thi tự luận và rất nhiều giáo viên chấm. Mà để đảm bảo công bằng, khi chấm thì quy định phải dựa vào barem chi tiết. Tức là biến đề tự luận thành đếm ý để chấm điểm chính là phương pháp trắc nghiệm. Còn phương pháp trắc nghiệm thì họ đã tính đề có ý để chấm điểm. Như vậy vô hình trung biến đề thi tự luận hay thành đề thi trắc nghiệm rồi.
Mặt khác, ông Thiệp cũng đưa ra ý kiến báo chí có quyền tham gia giám sát và phát hiện những cái làm sai trong kỳ thi. Khi phát hiện sai phạm, tiêu cực trong kỳ thi, người đứng đầu địa phương thi phải chịu trách nhiệm.
Các em học sinh có thể làm bài trắc nghiệm môn văn trên hệ thống web thanhvinh.edu.vn