Lên kế hoạch theo sở trường sở đoảng của mình
Xác định môn sở trường, sở đoảng của mình và với từng môn học các em phải xác định rõ chuyên đề, chủ đề mình mạnh, yếu là việc đầu tiên mà mỗi em phải quan tâm và định hướng không được đi theo số đông
Với những môn hay những phần được coi là sở trường các em bên cạnh việc dành thời gian 30% làm bài cơ bản đề ra soát kiến thức, rút kinh nghiệm hoàn chỉnh kỹ năng thì 40% còn lại các em nghiên cứu những chủ đề, những bài tập khó, đặc sắc. Những bài khó và đặc sắc và nhớ rằng khi nghiên cứu bài khó đó các em không nên nhớ cách giải chi tiết những bài đó mà chắt lọc những điều đặc sắc, những phát hiện mới cần phải có trong bài đó, 30% thời gian còn lại các em dành làm luyện đề tổng hợp gồm các phần kiến thức
Còn với những môn thuộc sở đoảng của mình các em hỏi kinh nghiệm của các thầy cô, anh chị và bạn bè xem có cơ hội và đủ thời gian để khắc phục không. Điều quan trọng với môn hay những phần sở đoảng này các em phải ra soát lại kiến thức từ cơ bản nhất có thể. Nên tìm những tài liệu tóm tắt kiến thức thật cơ bản để đọc tránh trường hợp các em đi học luyện thêm cùng những bạn có trình độ cao hơn vì điều đó là các em càng thêm mất thời gian mà phần kiến thức của các em không làm được bài cơ bản và hiển nhiên không làm được bài nâng cao
Lên kế hoạch cụ thể về thời gian chi tiết hoàn thành từng phần của từng môn và các ngày cụ thể trong tuần
Một hiện tượng thực tế ở đây là từ khi công bố phương án đổi mới cho kỳ thi THPT Quốc Gia đa phần các em học sinh cảm thấy lo lắng, bộ giáo dục đưa ra phương án đổi mới để hạn chế tình trạng học thêm tràn lan nhưng hiệu ứng mấy ngày gần đây là là ngược lại các em lại đi tìm cho mình những trung tâm những nhóm học đặc biệt là với bộ môn toán và các môn mà trước đây các em không chú trọng. Nhưng theo kinh nghiệm của các giáo viên và các học sinh đã trải qua kỳ thi THPT Quốc gia và kỳ thi Đại học thì điểm số phụ thuộc phần lớn vào việc tự học của các em.
Môn toán trắc nghiệm: Các em đã có cấu trúc đề thi trắc nghiệm môn toán, nội dung các phần và trong đó có những kiến thức các em đã học rồi vậy tại sao ngoài việc các em tiếp tục học các kiến thức mới các em hãy dành thời gian ôn tập lại các kiến thức đã học ví dụ nhưng phần phương trình, hệ phương trình, bất đẳng thức, lượng giác, đạo hàm…việc ôn tập này các em cần có kế hoạch cụ thể là kiến thức cũ, mới dành bao nhiêu buổi trên một tuần? Từng phần kiên thức đó thực hiện trong thời gian đến khi nào hoàn thành? thời gian nào để làm trắc nghiệm các dạng bài đó? Đọc lại các kiến thức? (các em có thể lên baitap123 là các bài tập trắc nghiệm theo từng chủ đề với hướng dẫn giải chi tiết để tìm phần kiến thức mình cần bổ xung và đọc trong phần tóm tắt kiến thức?
Môn khoa học tự nhiên, khoa học xã hội: Giờ nếu các em đặc ra yêu cầu học cả 3 môn Vật lý, Hoá Học và Sinh học thật kỹ càng thì quả thật là không khả quan. Các em chia ra từng ngày cụ thể các em học gì? Dựa vào mức độ định hướng về điểm cần phần đấu để các em phân chia thời gian
Để có kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia cần các em chủ động nắm bắt kiến thức và phụ thuộc rất nhiều vào việc tự học của các em. Do vậy các em cần sắp xêp thời gian thật khoa học kết hợp vừa học và vừa nghỉ ngơi sao cho việc học của các em phải thực sự hiệu quả.
Thanhvinh.edu.vn chúc các em ôn tập thật tốt