"Sự so sánh điểm mạnh hay yếu của hai dân tộc Việt - Nhật là một đề tài thú vị. Hai dân tộc này đều có “tiếng tăm” về thành tích anh hùng trong chiến tranh. Nhất là khi anh hùng Việt đánh bại Pháp rồi Mỹ; trong khi anh hùng Nhật thua đau đớn tại thế chiến 2 và trả giá khá nặng. Hai xã hội cũng nằm trong ảnh hưởng của Khổng Nho và Phật giáo cả ngàn năm; nên có thể cũng đồng nhất về chuẩn mực đạo đức và trí tuệ.
Nhưng nhìn lại lịch sử, từ đống tro tàn năm 1945, con phượng hoàng Nhật đã hồi sinh mạnh mẽ 40 năm sau đó. Giữa thập niên 1980’s, nhiều trí thức Âu Mỹ phải báo động là mặt trời Nhật sắp khống chế và trở thành nền kinh tế số 1 của thế giới. Bất cứ một người Á Châu giàu có và trí thức nào đều được đồng hóa với người Nhật trong mọi cắp mắt Âu Mỹ. Giới nghệ sĩ, khoa bảng và đại gia của họ đã say mê khám phá văn hóa Nhật và sao chép cùng sáng tạo nhiều truyền thuyết Nhật qua các bài giảng, mô hình kinh doanh và phim ảnh tiểu thuyết.
Cũng khoảng 40 năm sau “mùa xuân đại thắng”, mọi khía cạnh từ chính trị kinh tế đến văn học thể thao của người Việt là một trò cười lớn của nhân loại. Sau khi tiếp xúc va chạm với đủ thành phần người Việt, gần như tất cả mọi dân tộc toàn cầu bắt đầu coi thường khi dễ người Việt, kể cả những đồng minh anh em bằng hữu “hảo hảo” như Trung Quốc, Liên Xô…
What went wrong? (Cái gì sai trái đã xảy ra?).
Chúng ta không thể chỉ phiến diện quy tội cho một cơ chế vay mượn tệ hại. Những yếu tố lịch sử, văn hóa hay dân trí nào khác đã cấu tạo nên tư duy và cư xử hiện tại của người Việt? Khi so sánh với các dân tộc láng giềng, sự lựa chọn của Việt Nam trước đây và bây giờ có là một lầm lỡ vô phương cứu chữa?”
Liệu những người trẻ chúng ta sẽ làm được gì và chúng ta có suy ngẫm gì trước những điều mà tiến sĩ Alan chia sẻ? Liệu rằng vận mệnh đất nước đến thế hệ chúng ta có thay đổi?
Anyen - Theo Alan