Fidel Castro sinh ngày 13/8/1927 (một năm trễ hơn trong giấy tờ chính thức) tại một thị trấn nhỏ tên Biran, con không hôn thú của một chủ đồn điền trồng mía giàu có, Ángel Castro Argiz, di dân từ Tây Ban Nha, và người nấu bếp cho ông, bà Lina Ruz González. Giấy tờ chính thức đầu tiên là một giấy rửa tội ký vào năm 1935, với tên là “Fidel Hipólito Ruz González”.
Lúc đó ông mang họ của mẹ, bởi vì ông là con không chính thức. Sau khi cha ông ly dị vào năm 1941, ông ta đã làm giấy rửa tội mới cho Fidel. Trong giấy tờ đó, ông tên là “Fidel Ángel Castro Ruz”. Ngày sinh được đổi lại là 13/8/1926, để Fidel có thể theo học trường Jesuiten ở Havanna, bởi vì ông hãy còn nhỏ tuổi.
Giấy rửa tội cuối cùng được ký vào tháng 12/1943 (sau khi cha ông lấy mẹ ông) có tên là "Fidel Alejandro Castro Ruz" mà bây giờ vẫn còn được dùng.
Ông học tại Đại học La Habana năm 1945 và tốt nghiệp ngành luật năm 1950. Ngay từ khi học đại học, ông đã dành niềm đam mê cho phong trào chống chủ nghĩa đế quốc và phản đối sự can thiệp của Mỹ vào nội bộ các nước ở Caribbean. Castro gia nhập Ủy ban Đại học vì nền độc lập của Puerto Rico và Ủy ban vì Cộng hòa dân chủ Dominica.
Đồng chí Fidel Castro và người vợ thứ 2 Mirta cùng cậu con trai Fidelito,
ảnh chụp từ những năm 1950. Ảnh: Rex.
Fidel Castro đã lãnh đạo thành công Cách mạng Cuba năm 1959. Ảnh: Rex
Fidel Castro cầm tờ báo ở New York năm 1959. Khi được hỏi về những thông tin xung quanh các âm mưu ám sát ông, ông trả lời rằng: “Ở Cuba họ có xe tăng, máy bay mà họ vẫn bị thua cuộc. Họ sẽ làm được gì ở đây. Tôi ngủ ngon và không phải lo nghĩ gì cả”. Ảnh: Corbis
Hình ảnh Fidel Castro với bộ quân phục và điếu xì gà trở nên quen thuộc trên toàn thế giới.
Fidel Castro và nhà lãnh đạo Liên Xô (cũ) Nikita Khruschev trong chuyến công du
chính thức kéo dài 4 tuần ở Moscow năm 1963. Ảnh: OFF
Fidel Castro bên ngoài khách sạn Statler trong chuyến công du tới New York, Mỹ
Ảnh: The NY Daily News
Fidel Castro vẫy cờ của các chiến sĩ Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam.
Lãnh tụ Fidel từng tuyên bố: "Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình!" Ảnh: VNA
Fidel Castro đang dùng khẩu súng trường trong lần thăm miền Bắc Việt Nam năm 1973. Ảnh: Getty Imagine.
Fidel Castro xem cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter ném bóng rổ để khai mạc
trận bóng giao hữu giữa hai đội bóng bầu rổ của Cuba ngày 14-5-2002 tại Havana.
Ảnh: Getty Imagine.
Chủ tịch Fidel Castro phát biểu tại buổi lễ mà cố Tổng thống Venezuela Hugo Chavez
được trao giải thưởng UNESCO Jose Marti hồi tháng 2 năm 2006 tại Havana. Ảnh: AP
Fidel Castro cùng Chủ tịch Cuba Raul Castro. Ảnh: Reuters
Fidel Castro và cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela trong cuộc gặp ở Mantazas năm 1991.
Ảnh: Getty Imagine.
Fidel Castro chặt cây mía đường ở Cuba. Ảnh: Getty Imagine.
Fidel Castro “nhả” khói xì gà trong cuộc trả lời phỏng vấn tại Phủ Tổng thống ở Havana. Ảnh: AP
Fidel Castro nhảy lên một xe tăng hồi tháng 4-1961 khi ông vừa tới Giron, gần Vịnh Con lợn,
Nơi mang tính biểu tượng lớn về cuộc đấu tranh giữa Havana và Washington. Ảnh: AP
Fidel Castro phát biểu trước những người ủng hộ từ một ban công tòa nhà ở Santa Clara
với nhiều lá cờ của Cuba treo xung quanh năm 1959. Ảnh: Getty
Fidel Castro bị cảnh sát và sĩ quan quân đội tra hỏi tại nhà tù Vivac ở Santiago de Cuba sau khi ông cùng 140 chiến sĩ cách mạng tấn công một đơn vị đồn trú ở Moncada, thực hiện hoạt động vũ trang đầu tiên của Cách mạng Cuba năm 1953. Ảnh: Getty
Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đến chào nhà lãnh đạo Fidel Castro ngày 15/11. Ảnh: Reuters
rước khi lâm bệnh nặng phải vào viện ngày 31/7/2006 để mổ cấp cứu, ông đã để lại bản tuyên cáo trong đó giao quyền điều hành đất nước cho người em trai là Bí thư Thứ hai của Đảng, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng, Đại tướng Raul Castro Ruz. Từ đó trở đi, mặc dù chính thức rút lui khỏi chính trường, nhưng khi sức khỏe tốt lên, Fidel tiếp tục làm công việc suy ngẫm và viết lại những gì mà mình cảm thấy cần thiết và có giá trị.
(Tổng hợp - Sưu tầm)