Bài 4: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939)
I. Nhật Bản trong những năm 1918 – 1929 (đọc thêm)
1. Nhật Bản trong những năm đầu sau chiến tranh 1918 – 1923
* Kinh tế: sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế công nghiệp.
+ Nhật không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thu lợi nhuận do sản xuất vũ khí
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh Nhật tranh thủ sản xuất hàng hóa và xuất khẩu.
–> Sản xuất công nghiệp của Nhật tăng rất nhanh.
+ Biểu hiện: Năm 1914 – 1919 sản lượng công nghiệp tăng 5 lần tổng giá trị xuất khẩu gấp 4 lần, dự trữ vàng và ngoại tệ tăng gấp 6 lần.
- Năm 1920 – 1921 nước Nhật lại lâm vào khủng hoảng.
- Về xã hội: Đời sống của người lao động không được cải thiện lắm. Bùng nổ phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân
- Tiêu biểu là cuộc bạo động lúa gạo.
+ Phong trào bãi công của công nhân lan rộng, trên cơ sở đó tháng 7/1922 Đảng cộng sản Nhật thành lập.
2. Nhật Bản trong những năm (1924 – 1929)
* Kinh tế
- Từ 1924 – 1929 kinh tế Nhật phát triển bấp bênh, không ổn định.
+ Năm 1926 sản lượng công nghiệp phục hồi và vượt mức trước chiến tranh.
+ Năm 1927 khủng hoảng tài chính bùng nổ.
- Về chính trị xã hội:
+ Những năm đầu thập niên 20 của thế kỉ XX, Nhật Bản thi hành một số cải cách chính trị.
+ Những năm cuối thập niên 20 chính phủ Ta-na-ca thực hiện những chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến.
Hai lần xâm lược Trung Quốc song đều thất bại.
II. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở Nhật
1. Khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 ở Nhật Bản
- Khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933 tác động vào nền kinh tế Nhật Bản làm kinh tế Nhật bị giảm sút trầm trọng, nhất là trong nông nghiệp.
- Biểu hiện:
+ Sản lượng công nghiệp 1931 giảm 32,5%.
+ Nông nghiệp giảm 1,7%.
+ Ngoại thương giảm 80%.
+ Đồng yên sụt giá nghiêm trọng.
- Hậu quả: Khủng hoảng đạt đỉnh cao vào năm 1931, tác động mạnh đến xã hội.
+ Nông dân bị phá sản.
+ 3.000.000 công nhân thất nghiệp
+ Mâu thuẫn xã hội lên cao những cuộc đấu tranh của nhân dân lao động bùng nổ quyết liệt.
2. Quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước
- Để thoát khỏi khủng hoảng giới cầm quyền Nhật chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược.
- Đặc điểm của quá trình quân phiệt hóa.
+ Diễn ra sự kết hợp giữa chủ nghĩa quân phiệt với nhà nước, tiến hành chiến tranh xâm lược.
+ Quá trình quân phiệt hóa ở Nhật kéo dài trong thập niên 30.
- Song song với quá trình quân phiệt hóa, Nhật đẩy mạnh chiến tranh xâm lược thuộc địa
+ Năm 1931 Nhật đánh chiếm vùng Đông Bắc Trung Quốc, biến đây thành bàn đạp để tấn công châu á.
- Nhật Bản thực sự trở thành lò lửa chiến tranh ở châu á.
3. Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật Bản
- Trong thập niên 30 của thế kỉ XIX, cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt của nhân dân Nhật diễn ra sôi nổi.
- Lãnh đạo: Đảng Cộng sản.
- Hình thức: Biểu tình, bãi công, thành lập Mặt trận nhân dân.
- Mục đích: phản đối chính sách xâm lược hiếu chiến của chính quyền Nhật.
- Làm chậm lại quá trình quân phiệt hóa bộ máy Nhà nước ở Nhật.