1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống hòa ước Vécxai – Oasinhtơn.
- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước tư bản đã tổ chức Hội nghị hòa bình ở Vécxai (1919 – 1920) và Oasinhtơn (1921 - 1922) để phân chia quyền lợi. Một trật tự thế giới mới được thiết lập thông qua các văn kiện Vécxai – Oasinhtơn nên thường gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn.
- Hệ thống này mang lại nhiều lợi lộc cho nước thắng trận, xác lập sự nô dịch, áp đặt với các nước bại trận, gây nên mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc.
2. Cao trào cách mạng 1918 – 1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản (giảm tải)
- Trong những năm 1918 – 1923 các nước tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế (do hậu quả của chiến tranh). Cao trào cách mạng bùng nổ.
- Hệ quả: Nhiều Đảng Cộng sản ra đời ở các nước đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế lãnh đạo. Với vai trò tích cực của Lê-nin, ngày 2/3/1919 Quốc tế Cộng sản được thành lập.
- Từ 1919 – 1943, Quốc tế cộng sản tiến hành 7 lần đại hội, vạch ra đường lối đúng đắn kịp thời cho từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới.
- Vai trò của Quốc tế Cộng sản: có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới.
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 và hậu quả của nó
- Nguyên nhân: Trong những năm 1924 – 1929, các nước tư bản ổn định chính trị và đạt mức tăng trưởng cao về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá xa cầu, tháng 10 – 1929 khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ rồi lan rộng ra toàn bộ thế giới tư bản.
- Hậu quả
+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ.
+ Về chính trị – xã hội: bất ổn định. Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia.
+ Về quan hệ quốc tế: Làm hình thành hai khối đế quốc đối lập. Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản. Bản ráo riết chạy đua vũ trang báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
4. Phong trào mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh (giảm tải)
- Nguyên nhân: Trước thảm họa của chủ nghĩa phát xít và nguy cơ cuộc chiến tranh thế giới, dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, phong trào đấu tranh thành lập mặt trận nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã lan rộng ở nhiều nước tư bản như Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hi Lạp, Tây Ban Nha…
Phản hồi - đóng góp ý kiến
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Mã xác nhận *
Gửi câu hỏi tới kênh thảo luận - Forum
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay (Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)
BẠN NGUYỄN THU ÁNH
Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
BẠN TRẦN BẢO TRÂM
Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
BẠN NGUYỄN THU HIỀN
Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.