Vậy Lipit là gì? Tính chất vật lý ra sao? Tính chất hóa học như thế nào? Để trả lời được các câu hỏi đó, ban biên tập baitap123 xin chia sẻ cho các bạn về một số kiến thức về tính chất vật lý cũng như hóa học của lipit cho các bạn tham khảo thêm.
1. Khái niệm
Lipit là những HCHC có trong tế bào sống, không tan trong nước, nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
2. Phân loại
Lipit bao gồm: chất béo, sáp, steroit và photpholipit.
Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn C không phân nhánh (axit béo) gọi chung là triglixerit hay triaxylglixerol. Công thức chung là C3H5(OOCR)3:
Các axit béo thường gặp là axit panmitic C15H31COOH, axit stearic C17H35COOH, axit oleic C17H33COOH và axit linoleic C17H31COOH.
3. Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của chất béo
Chất béo có gốc axit no: rắn, mỡ động vật. Chất béo có gốc axit không no: lỏng, dầu thực vật
4. Tính chất hóa học của chất béo
Bản chất chất béo là este nên có những tính chất như este.
- Chỉ số axit là số miligam KOH cần dùng để trung hòa hết lượng axit béo tự do có trong 1 gam chất béo.
- Chỉ số xà phòng hóa là số miligam KOH cần dùng để xà phòng hóa hết 1 gam chất béo.
a. Phản ứng thủy phân
b. Phản ứng xà phòng hóa
c. Phản ứng cộng hidro
d. Phản ứng oxi hóa
Nối đôi C = C ở gốc axit béo không no của chất béo bị oxi hóa chậm bởi oxi của không khí tạo thành peoxit, chất này bị thủy phân thành các anđehit có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu, mỡ để lâu bị ôi thiu.
5) Vai trò và ứng dụng của chất béo:
Chất béo là thức ăn quan trọng của con người. Quá trình oxi hóa chậm của chất béo khi vào cơ thể cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Trong công nghiệp chất béo dùng để sản xuất xà phòng, điều chế glixerol, sản xuất mĩ phẩm, đồ hộp,
Với những tính chất vật lý cũng như hóa học đã được phân tích ở trên, các bạn có thể ứng dụng để làm một số bài tập trắc nghiệm về lipit để có thể củng cố về kiến thức mà mình đã học trên baitap123 nhé.
Chúc các bạn học tập tốt!!!
Tổng hợp