Giữa những thay đổi liên tục về quy chế tuyển sinh Đại học năm 2017, rất nhiều người hoang mang đặc biệt là các thầy cô giáo và học sinh. Jean Piaget – Nhà tâm lý học và triết học người Thụy Sĩ từng nói: “Chỉ có giáo dục mới có thể giúp cho xã hội tránh khỏi nguy cơ bị sụp đổ, dù là sụp đổ một cách nhanh chóng hay từ từ… Và lợi ích chung của tất cả các nền văn minh chính là giáo dục trẻ em.”

 Ấy vây mà tại hòn đảo Belitong được biết đến với trữ lượng thiếc cực lớn và chính Thanh tra giáo dục đã ra lệnh rằng ngôi trường Muhammadiyah sẽ bị đóng cửa nếu ít hơn 10 học sinh. Và Harun – một đứa trẻ kém phát triển đã trở thành cứu tinh của ngôi trường và cứu tinh của 9 ước mơ đi học. Chiến binh cầu vồng là hồi ức của chính tác giả về những đứa trẻ nghèo và hai người thầy, người cô tốt bụng trên đảo Belitong thuộc đất nước Indonesia. Trong khi đó các học sinh trường PN lại rất xa hoa với người và xe đưa đón.

Ngôi trường xiêu vẹo

Dù đang bị gánh nặng nghèo khổ đè trên đôi vài bé nhỏ, dù giặc dốt, giặc đói đang hoành hành thi các cô bé, cậu bé vẫn cháy bỏng ước mơ tới trường. Dù trường Muhammadiyah nghiêng ngả xiêu vẹo chỉ trực đổ ầm trước 1 cơn giáo nhẹ, nhưng vẫn là niềm vui của những đứa trẻ nghèo, bữa no bữa đói. Tất cả chỉ trông chờ bào biển và những công ty khai thác thiếc. Ngôi trước rách nát với người cô giáo 15 tuổi làm hiệu trưởng lại luôn vất vả, những ngày trời mưa cô còn phải che tàu lá chuối giảng bài cho 10 học sinh đứa học sinh nhếch nhác, lấm lem. Học sinh thì co đứa còm nhom đạp xe 80km một ngày để tới trường. Dường như khó khăn, vất vả chỉ là làm có các chiến binh thêm mạnh mẽ, khát khao để có thể thoát khỏi đói, dốt. Mười đứa trẻ là 10 hoàn cảnh, 10 câu chuyện, 10 tình yêu, 10 trí tuệ tỏa sáng. Tất cả hội tụ về bên nhau cùng trèo lên cây filicium để ngắm cầu vồng sau mỗi cơn mưa. Cả thầy cô và học sinh đều chật vật để mưu sinh với nỗi lo cơm áo, gạo tiền nhưng như thế dường như chẳng là gì với lỗi lo đóng cửa trường luôn thường trực trên đầu. Mỗi ngày còn được đến trường là một ngày còn được vui vẻ

Học để làm gì ? Học để làm người.

“Chiến Binh Cầu Vồng” là bài học sâu sắc về con người, cách làm người giữa một xã hội vì đồng tiền. Giáo dục ở hòn đảo xinh đẹp đó cũng giống như giáo dục trong xã hội nước ta hiện nay khi bị đồng tiền chi phối. Giáo dục không còn nguyên vẹn ý nghĩa là giáo dục con người với nhân cách đạo đức tốt đẹp. Học chỉ với mục đích được làm quan, được kiếm tiền và có cuộc sống giàu sang, phú quý.
Dù tốt đẹp là vậy nhưng trước hiện thực: Trường Muhammadiyah sụp đổ.
“Chúng tôi đã khuỵu xuống vì một kẻ thù vô hình, mạnh nhất, độc ác nhất, vô nhân tính nhất và khó chống lại nhất. Như một khối u ác tính nó gặm dần những học sinh, những thầy cô giáo, và ngay cả chính hệ thống giáo dục. Kẻ thù đó là chủ nghĩa thực dụng.”

(Nguồn ảnh: Phùng Quyết)


Sau bao nhiêu cố gắng thì đói, những nỗi lo mưu sinh lại cản bước trí tuệ của Lintang biến cậu thành người lái xe chở cát vất vả quèn.
Cuộc sống đã thiêu rụi hoài bão trở thành giáo viên của Ikal biến cậu thành một anh nhân viên bưu điện tép riu.
Cuộc sống khiến A Kiong quên rằng mình đã từng mơ trở thành thuyền trưởng mà trở thành chủ tiệp tạp hóa
Và cuộc sống khiến Sahara cũng không thể trở thành người đấu tranh cho nữ quyền.
Đây mới chính là thực tế của cuộc sống
Tất cả trong ký ức của 2 thầy cô, 10 bạn học sinh bé nhỏ, Muhammadiyah chỉ còn là Tuổi thơ, Kỷ niệm, và cả mối tình đầu trong trẻo.
Dù thầy Harfan, cô Mus đã cố gắng dạy cho 10 đứa trẻ về giá trị của giáo dục và truyền lửa đam mê học tập nhưng cuốn cùng những đứa trẻ thông minh luôn nỗ lực đó vẫn phải đầu hàng số phận vì cái NGHÈO đeo bám.
“Chiến Binh Cầu Vồng” khép lại với một hàng chữ được tô thật đậm.

Mọi công dân đều có quyền học hành
(Hiến pháp Nước Cộng hoà Indonesia, Điều 33)

Dù vậy thì trên trang sách sáng sủa của “Chiến Binh Cầu Vồng” là thực tế phũ phàng, tàn nhẫn nhất của cuộc sống. Cái nghèo ẩn hiện liên tục trông từng câu chữ càng làm cho người đọc thêm xót xa trước câu nói của Lingtang: “Ít nhất thì mình cũng đã giữ lời hứa với cha, là mình sẽ không làm nghề đánh cá”. Câu nói trào phúng nhưng lại chứa đựng quá nhiều những cay đắng, xót xa.
 Tôi đã khóc, khóc trước hiện thực nghiệt ngã. Khóc trước số phận trớ trêu và cảm ơn may mắn tôi được sống ở đất nước xinh đẹp, là con của bố mẹ được yên ả tới trường. Cảm ơn, chị người đã tặng tôi cuốn sách này và tôi sẽ thực hiện tiếp ước mong của chị đem cuốn sách này gửi tới tất cả các bạn học sinh trên dải đất hình chữ S.

Các teen thân mến! Trang sách cuối cùng khép lại, khiến tôi may mắn nhận ra con đường đến trường của mình thật dễ dàng biết bao. Có lẽ chính vì dễ dàng như thế mà tôi không quá trân trọng những ngày mình còn được đến trường. Và thông qua baitap123 tôi muốn nhắn nhủ rằng các môn Toán, , Hóa, Tiếng Anh, có thể làm chúng ta ở hiện tại lo lắng và có thể là sợ hãi. Nhưng ít ra  chúng ta còn được đến trường và chỉ lo học hành sao cho tốt. Còn ngoài kia đang có những người để được đến trường cũng là một nỗ lức quá sức rồi. 

Anyen

Các từ khóa:
Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.803
Thành viên mới nhất qhuy22
Thành viên VIP mới nhất Alex308VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về thanhvinh.edu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn