Tết Nguyên đán là ngày lễ quan trọng nhất đối với người Việt Nam. Dù đi đâu thì ngày này ai cũng nhớ vè sum họp bên gia đình sau những tháng ngày vất vả. Trải qua những thăng trầm, biến động của lịch sử, cha ông ta vẫn gìn giữ được những phong tục đẹp mang bản sắc rất riêng của dân tộc.

  Mặc dù rất nhiều đất nước ở châu Á cũng đón Tết vào ngày Âm lịch nhưng Tết Việt với những nét đẹp vốn có vẫn làm lay động biết bao tâm hồn yêu nước và những người du khách đến Việt Nam trong những ngày này.

Cúng ông Công, ông Táo  ngày 23 tháng Chạp

Theo phong tục, ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt thường làm mâm cỗ tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời. Ông táo sẽ báo cáo lên Thiên Đình những việc lớn, nhỏ của gia chủ với Thượng Đế.  Táo Công còn được gọi là vua bếp và được thờ ở bếp để phù trợ  cho gia chủ được nhiều may mắn trong năm mới.

Cây nêu ngày Tết

 Cây Nêu bắt đầu được dựng  vào ngày ông Táo chầu trời.Cây Nêu là một cây tre cao khoảng 4-6 m, trên ngọn có treo vàng mã, cá chép bằng giấy, vàng mã, bầu rượu bằng rơm, đôi khi người ta còn treo cả những chiếc khánh bằng đất nung, đèn lồng… bởi người ta tin rằng những vật treo trên cây Nêu báo hiệu cho ma quỷ biết nơi đây là nhà có gia chủ không được quấy nhiễu. Đèn lồng để soi đường cho tổ tiên về với con cháu. Người ta còn đốt pháo trên cây Nêu vào đêm trừ tịch để xua đuổi ma quỷ và mừng năm mới. Đến mùng 7 tết người ta mới hạ cây Nêu xuống.

Đi Chợ Tết mua sắm đồ hoa, quả

Chợ Tết bao giờ cũng đông vui và náo nhiệt. Người ta đi chợ Tết để mua sắm và gặp gỡ, chơi xuân. Người ta đi chợ Tết để sắm đồ ngon nhất, lạ nhất nên chẳng lạ lùng khi thấy ai cũng nặng trĩu giỏ mang về.  Người miền Nam và miền Trung mang về cho mình những cành mai vàng tươi, còn người Bắc thì chọn mua những cành đào đỏ thắm tô điểm ngày Tết. Người ta cũng trang trí bạn thờ cúng bằng mâm ngũ quả và hoa thờ cúng như hoa vạn thọ, cúc, lay ơn, hoa huệ….Người ta cũng chọn mua quất trang trí tại phòng khách, cây quất với lộc xanh mơn mởn, hoa trắng lốm đốm xen kẽ những quả chín vàng ươmsum suê tượng trưng cho sự sinh sôi, thịnh vượng.

(Nguồn ảnh: Internet)

Treo câu đối đỏ

Để trang hoàng nhà cửa và để chơi Xuân, nhiều gia đình vẫn còn treo câu đối đỏ để chơi . Do câu đối dược viết trên những tấm giấy đỏ hoặc hồng đào nên người ta thường gọi là câu đối đỏ.

Gói bánh chưng, bánh dày

Đã là người dân Việt thì chắc chắn ai cũng biết đến câu chuyện hoàng tử Lang Liêu gói “Bánh chưng, bánh dày” để dâng vua Hùng ngày tết. Dù Tết có đầy đủ đến mấy mà không có 2 loại bánh này thì chằng còn là Tết. Đây là nét đẹp chúng ta có từ thời vua Hùng, trải qua 1000 năm Bắc thuộc cũng không làm mất đi truyền thống quý báu đó. Mỗi dịp xuân về, mọi người lại cùng bên nồi bánh chưng chất bánh nghi ngút khói tỏa để tâm sự, sum vầy bên nhau.

 Cúng Tất niên

 Là lễ mời ông bà về ăn Tết với con cháu. Chiều ngày 30 tháng Chạp, trên bàn thờ tổ tiên được bày 1 mâm cỗ bao gồm trái cây và thức ăn. Người gia trưởng trong nhà thắp hương dâng lên bàn thờ, cầu xin tổ tiên chứng giám và phù hộ cho mọi thành viên được nhiều phước lành trong năm mới. Mọi người trong gia dình cũng sẽ đều chắp tay cung kính thỉnh vong linh ông bà về ăn Tết.

Tục xông đất đầu năm

12 giờ đêm cuối năm, người khách đầu tiên đến thăm gia chủ chính là người xông đất. Người xông đất này sẽ có ảnh hưởng đến những điều sẽ xay ra với ra đình trong năm tới nên người ta sẽ chọn những người hợp mệnh gia chủ, có nhân phẩm và gia cảnh tốt.

Chính vì những ảnh hưởng đó mà người ta cân nhắc rất kĩ càng để chọn người đến đầu tiên trong năm mới để hi vọng một năm tốt lành.

Chúc Tết, Lì xì đầu năm

Theo phong tục thì sáng mồng một Tết, con cháu sẽ chúc tết ông bà và cha mẹ và những bậc bề trên trong gia đình. Đây là phong tục văn hóa tốt đẹp không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều nước trong khu vực để mong muốn những điều may mắn trong năm tới.

Mọi người chúc tết và trao những phong bao lì xì màu đỏ tượng trưng cho sự cát vượng, tài lộc. Càng cho đi nhiều lời chúc và phong bao lì xì thì có nghĩa là mình đã phát nhiều tài lộc.

(Nguồn ảnh: Internet)

Xin chữ đầu xuân

Bắt đầu từ những ngày mùng 2 Tết, người ta nô nức đi xin chữ để cầu một năm mới an lành, phước lộc. Tuy nhiên hiện nay chỉ còn Hà Nội, nơi có nhiều ông Đồ văn hay chữ tốt còn tục lệ này. Phong tục này không chỉ có ý nghĩa lớn lao về văn hóa mà còn mang giá trị đạo đức và tôn vinh đời sống tinh thần tốt đẹp hơn những lời nói sáo rỗng. Những nét chữ uyển chuyển như phượng múa rồng bay gửi lời, gửi ý, gửi tình của người xin và người cho trên màu giấy thắm đỏ đem lại may mắn trong năm mới An khang.

(Nguồn ảnh: Internet)

Anyen tổng hợp

Các từ khóa:
Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.803
Thành viên mới nhất qhuy22
Thành viên VIP mới nhất Alex308VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về thanhvinh.edu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn