Hiện nay các trường cũng có nhiều phương án xét tuyển khác nhau nên để mức sàn chung không còn hợp lý. Những lo ngại về việc để các trường tuyển sinh ồ ạt không kiểm soát không kiểm soát được chất lượng gây ra nhiều hệ lụy. Tuy nhiên ý kiến này bị phản biện lại rằng. Nếu trường tuyển sinh dễ dãi tức là tự hạ thấp mình và sẽ tự bị thị trường đào thải.
Thực tế, từ nhiều năm trước điểm sàn vừa mang ý nghĩa đảm bảo chất lượng đầu vào, vừa đảm bảo chất lượng đầu vào, định hướng, phân luồng thí sinh. Trường hợp nếu học sinh cố vào một ngành đó ở bậc đại học thay vì những trường cao đẳng hoặc trường nghề thì chất lượng không tốt, thí sinh phải bỏ học giữa chừng.
Bỏ điểm sàn, Bộ GD- ĐT cần có biện pháp phân luồng thí sinh thích hợp. Có khuyến cáo rõ ràng với các học sinh để các bạn không mơ hồ chọn vào ngành học, trường học.
Liệu trường Cao đẳng không còn nguồn tuyển?
Sau khi Bộ GD công bố dự thảo quy chế tuyển sinh ĐH năm 2017,Trong khi đại học ủng hộ thì lãnh đạo rất nhiều trường CĐ đã chia sẻ nỗi lo về nguy cơ một mùa tuyển sinh “thất bát“ trong năm tới.
TS. Trần Mạnh Thành - Phó hiệu trưởng trường CĐ Bách Việt nêu ý kiến rằng: “Các trường CĐ rất lo lắng sau khi Bộ GD-ĐT công bố dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2017. Không riêng vấn đề bỏ điểm sàn mà với cách xét tuyển không giới hạn nguyện vọng, đồng thời không quản chỉ tiêu của các trường ĐH nữa mà sẽ quản điều kiện chất lượng đầu ra. Đặt một giả thuyết vì không hạn chế điểm “sàn” nên một học sinh cứ tốt nghiệp THPT là có thể vào đại học được. Lúc đó chắc chắn chất lượng đầu vào sẽ có vấn đề”.
Bên cạnh đó nguồn tuyển cũng như mọi năm với khoảng 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT nhưng bây giờ cánh cửa vào ĐH mở rộng dễ dàng như thế thì tất nhiên thí sinh sẽ chọn vào ĐH. Vì vậy các trường Cao đẳng khó tuyển sinh. Còn trung cấp chắc chắn là rất khó khăn. Nếu theo quy chế mới của Bộ thì hầu hết các thí sinh sẽ vào Đại học. Như thế chẳng khác nào các trường Cao Đẳng, Trung cấp sẽ bị xóa sổ.
Hậu quả của việc này là tình trạng thừa thày thiếu thợ ngày càng tăng. Chúng ta sẽ một lần nữa đối mặt với nạn thất nghiệp của cử nhân và những bất ổn của xã hội nếu nhà nước không có chính sách mới can thiệp.Chính vì vậy các trường ĐH muốn tuyển sinh cũng phải dựa trên số lượng thực tế xã hội cần, và có cơ quan độc lập giám sát việc này. Hệ Đại học chỉ được tuyển đủ trên số lượng đó. Còn lại học sinh còn lại sẽ học các hệ khác để đáp ứng đủ, đúng nhu cầu xã hội và giải quyết được tình trạng mất cân bằng việc làm hiện nay.
Theo dantri.com.vn