Có rất nhiều giai thoại hay về nhà thơ Nguyễn Bính, các bạn hãy cùng chúng tôi khám phá để biết thêm tài năng và phong cách sống của ông nhé.

1. Ta là người Nam

Hồi trước cách mạng tháng Tám, một lần Nguyễn Bính được giải nhất cuộc thi thơ của một tờ báo lớn ở Sài Gòn. Ông chủ báo bảo Bính chuẩn bị phát biểu cảm tưởng bằng tiếng Pháp cho sang trọng, vì hôm đó sẽ có nhiều quan chức người Pháp đến tham dự.

Hoàng Tấn, bạn thân với Nguyễn Bính đi mượn cho Bính một bộ com lê thật sang và soạn sẵn một bài phát biểu tiếng Pháp cho Bính thật chu đáo. Bính mặc quần áo thử và đứng trước gương tập diễn thuyết cho Hoàng Tấn nghe cẩn thận.

Đến buổi lễ trao giải, quả là có rất đông người Pháp và vợ chồng quan đốc lý cũng đến dự rất long trọng. Không biết nghĩ sao, lúc lên phát biểu Bính nói toàn tiếng Việt. Chủ báo cuống cuồng lên dịch cho các quan Tây nghe... Rồi viên đốc lý lên trao giải thưởng cho Nguyễn Bính, vợ tên đốc lý cũng lên tặng hoa và ôm hôn tác giả... Đến khi bắt tay Bính cũng nói tiếng Việt: Cảm ơn ông!, chứ không nói tiếng Pháp thông thường: “Méc-xi mơ-xi-ơ”.

Khi ra về Hoàng Tấn hỏi Bính:

- Sao ở nhà thì cậu nói tiếng Tây cho ta nghe mà hôm nay cậu lại nói tiếng Ta cho người Tây nghe thế?

Bính nói:

- Đến lúc ấy mình nghĩ ta là người Nam cơ mà?

Hoàng Tấn im lặng, nắm tay bạn đầy cảm mến

2. Chơi khăm trọc phú

Một lần chủ nhiệm tờ Dân Báo thông qua Tế Xuyên nhờ Nguyễn Bính làm một bài thơ để đăng trên số báo đặc biệt Xuân Giáp Thân. Bài thơ viết về một xóm nhỏ bên kia Cầu Kinh, nơi có khu nhà nghỉ nằm ven sông Sài Gòn của một “đại gia” họ Nguyễn (khu vực Thanh Đa ngày nay). Bài thơ của Nguyễn Bính mang tên Xóm Dừa: “Lối đỏ như son tới Xóm Dừa/Ngang cầu điểm điểm giọt mưa thưa/Xuân sang xao xuyến lòng tôi quá/Tôi đã xây tròn sự nghiệp chưa?”. Còn đây là khổ thơ cuối: “Ở lại kinh thành với bút nghiên/Đêm đêm quán trọ thức thi đèn/Làm thơ bán lẻ cho thiên hạ/Thiên hạ đem thơ đọ với tiền”.

Ông chủ nhiệm tờ Dân Báo không thích hai câu cuối, nên nói với Tế Xuyên nhờ thi sĩ sửa lại. Nể bạn, Nguyễn Bính thay bằng: “Xót xa một sớm soi gương cũ/Thấy lệch bao nhiêu mặt chữ điền!”. Hai câu này cũng chưa làm ông chủ báo hài lòng, đề nghị sửa thêm lần nữa. Nguyễn Bính khước từ. Báo sắp lên khuôn, bài thơ đã được “rao” (quảng cáo) trước, thành thử Tế Xuyên phải năm lần bảy lượt làm thuyết khách. Cuối cùng thì bài thơ cũng được đăng báo, nằm ở vị trí trang trọng với hai câu cuối như sau: “Xót xa một sớm xòe năm ngón/Thấy chết lòng tay vệt trái tim”.

Hai ngày sau khi báo phát hành, Nguyễn Bính đến tòa soạn đòi nhuận bút. Ông chủ tờ Dân Báo bảo thủ quỹ trao cho Nguyễn Bính 10 đồng. Nguyễn Bính chê ít, không nhận. Ông chủ giải thích: “Với các văn sĩ nổi tiếng, bài nào tôi trả cao nhất cũng chỉ tới 5 đồng. Riêng với ông, tôi có cảm tình đặc biệt...”. Ông chủ báo chưa dứt lời thì Nguyễn Bính đã ném xấp tiền tung tóe dưới đất rồi ung dung ra về trước sự kinh ngạc của nhiều người có mặt...

Chiều hôm đó, Tế Xuyên thay mặt ông chủ báo tìm đến xin lỗi và trao cho Nguyễn Bính 50 đồng trong sự kinh ngạc của mọi người.

Sau khi báo đăng bài thơ Xóm Dừa, Nguyễn Bính rất được “đại gia” họ Nguyễn biệt đãi và thường mời đến khu nhà nghỉ ở Thanh Đa chơi. Trong một lần đến chơi như thế, Nguyễn Bính được chủ nhân biếu 500 đồng (giá vàng thời điểm này khoảng 60 đồng/lượng).

Nhưng sau đó ít lâu, cô em họ của “đại gia” này phát biểu sao đó làm thương tổn danh dự nhà thơ. Nguyễn Bính giận lắm, không ngần ngại đáp lại trên mặt báo những câu thơ: “Trọc phú ti toe bàn sách vở/Điếm già tấp tểnh nói văn chương/Chúng coi đồng bạc to hơn núi/Lại học đòi theo thói Mạnh Thường”.

3. Giá của nhà thơ

Những năm kháng chiến chống Pháp, được tin tác giả Lỡ bước sang ngang đi theo Việt Minh ra bưng biền kháng chiến, thực dân Pháp và chính phủ Nam kỳ tự trị luôn tìm cách chiêu dụ nhà thơ rất được người dân Nam Bộ yêu mến này. Nguyễn VănThịnh, thủ tướng bù nhìn từng treo giải ai đưa được nhà thơ Nguyễn Bính “dinh tê” về thành sẽ được thưởng một nghìn đồng Đông Dương (hồi ấy là cả một cơ nghiệp)! Máy bay Pháp cũng thường bay trên Đồng Tháp Mười kêu gọi Nguyễn Bính trở về và hứa sẽ có nhiều biệt đãi...

Về phía ta, Xứ ủy và bộ tư lệnh Vệ quốc đoàn Nam bộ cũng rất quan tâm đến Nguyễn Bính. Nhà thơ Bảo Định Giang kể rằng các tướng Trần Văn Trà và Nguyễn Vịnh nhiều lần căn dặn lãnh đạo văn nghệ Nam Bộ phải chú ý chăm sóc Nguyễn Bính. Bí thư xứ ủy Lê Duẩn thì đặc biệt quý quý trọng Nguyễn Bính. Chính ông đã “làm mai” cho Nguyễn Bính nên duyên vợ chống với bà Nguyễn Hồng Châu, một cán bộ kháng chiến xinh đẹp nổi tiếng như một cách giữ Nguyễn Bính cho kháng chiến. Tuy sau đó hơn 1 năm, Nguyễn Bính và bà Châu đã phải ly hôn và Nguyễn Bính đã yêu xin và cưới bà Mai Thị Mới, một thiếu nữ nông dân bình thường ở Bến Tre, nhưng tổ chức cũng không gây khó dễ gì với ông, vẫn tạo điều kiện giúp ông toại nguyện.

Riêng Nguyễn Bính, tuy đã là cán bộ nhưng máu giang hồ của ông chẳng hề thuyên giảm, ông vẫn luôn lang thang đây đó, có khi tổ chức không biết ông ở đâu, nên có người nghĩ chắc ông vào thành với địch rồi. Nguyễn Bính biết thế, nhưng chẳng hề nao núng, ông chỉ viết hai câu thơ gửi cho bạn bè văn nghệ: Mình không bỏ Sở sang Tề/Mình không là kẻ lỗi thề, thì thôi.

(Còn tiếp)

Theo vanhien.vn

Các từ khóa:
Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.803
Thành viên mới nhất qhuy22
Thành viên VIP mới nhất Alex308VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về thanhvinh.edu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn