1. Làm văn cần có nền tảng nhất định.
"Văn không phải không cần học thuộc". Nếu đến bây giờ bạn vẫn nghĩ rằng Văn thật sự không cần học thuộc thì mình nghĩ đó chưa hẳn đã là một quan điểm đúng. Đồng ý rằng Văn cần cảm xúc và sự thăng hoa, nhưng vẫn cần một nền tảng. Bạn chắc chắn sẽ phải học thuộc ( họăc chí ít là ghi nhớ thật sâu sắc) những kiến thức về:
- Văn học sử
- Về các tác gia, tác giả và tác phẩm…
Đấy là chưa kể nếu muốn bài viết thật sự sâu sắc, bạn CẦN học thuộc:
- Một số quan điểm, nhận định của các nhà phê bình nổi tiếng
- Cách kết cấu cũng như triển khai ý của từng dạng đề
- ( Có thể) một số lý thuyết đơn giản nhất về các vấn đề văn học cơ bản ( mình sẽ nói rõ trong phần nói kỹ năng xử lý đề
Bởi lẽ trong khoảng thời gian có hạn, áp lực thi cử cộng với những vấn đề tâm lý khi vào phòng thi, dù bạn đọc được nhiều, kiến thức sâu và rộng nhưng không gì đảm bảo bạn có thể huy động được toàn bộ những kiến thức đó một cách hệ thống nhất. Do vậy, các bạn có thể liệt kê từng ý theo từng mảng thật chi tiết rồi cố gắng ghi nhớ vào đầu nhé. Mình nghĩ đó là cách học khá là hiệu quả.
2. Bài thi môn Văn nhất thiết phải có các ý thật rõ ràng.
Mình nghĩ đây thật sự là vấn đề cần lưu ý tất cả các bạn, đặc biệt là những ai đã và đang học chuyên sâu về văn, đã từng tham gia các cuộc thi Văn cấp tỉnh hoặc quốc gia. Theo những gì mình đã rút kinh nghiệm được từ bản thân, thì cách chấm điểm Văn thi đại học HOÀN TOÀN khác so với các cuộc thi kể trên. Nếu những cuộc thi đó yêu cầu các bạn rất cao về kỹ năng, năng khiếu thì Văn đại học đặc biệt chú trọng về kiến thức CƠ BẢN. Do vậy:
- Khi làm bài tránh mọi cách tiếp cận vòng vèo, lan man, đặc biệt phải đi đúng, đi trúng vào vấn đề
- Cần chia bài văn thành thật nhiều đoạn nhỏ, mỗi đoạn nhất thiết phải toát lên được một ý tường minh. Nên vận dụng thật linh hoạt các kiểu viết diễn dịch, tổng phân hợp. Nếu được, nên đặt câu chủ đề của mỗi đoạn ngay đầu tiên. Vì thường nhiều thầy cô khi chấm sẽ cho điểm ngay theo ý, không quan tâm nhiều đến đoạc sau nữa.
- Chắc chắn phải hoàn thiện bài. Dù hết giờ cũng cần đảm bảo sự hoàn chỉnh của bài thi, dù chỉ một câu kết cũng làm cho bạn không bị mất đi những phần điểm đáng tiếc.
3. Học cách phân bố thời gian thật hợp lý.
Thi môn Văn trong thời gian 180’ với 3 câu. Do vậy nếu không căn chỉnh thời gian phù hợp sẽ dễ sa vào những bài ít điểm và mất đi phần không đáng tại các câu quan trọng hơn. Với rất nhiều lần thi thử và 1 lần thi thật (Trung học phổ thông quốc gia) khá hiệu quả thì cách phân bố thời gian phù hợp nhất là:
- Dành tầm 20- 30’ để hoàn thiện và chấm dứt hoàn toàn câu 1.
- Tầm 1 tiếng giải quyết các vấn đề của câu 2.
- Toàn bộ thời gian còn lại cho câu nghị luận văn học.
Nên nhớ dù hứng thú và nhiều cảm xúc đến đâu cũng cần tuân thủ thời gian thật khắt khe để đảm bảo chất lượng những câu sau.
4. Quan trọng nhất: Kỹ năng xử lý từng câu hỏi
4.1: Câu 1: Đọc-hiểu
- Trình bày
- Câu hỏi đọc - hiểu không yêu cầu ba phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Hỏi gì đáp nấy: Chỉ trả lời yêu cầu của bài, không cần liên hệ dài dòng.
- Chỉ yêu cầu ngắn gọn, chính xác và đầy đủ mà không cần thiết phải lý luận sâu sắc, văn phong mượt mà.
- Có thể làm phần đọc - hiểu trong thời gian rất ngắn, khoảng 20 - 30 phút.
4.2: Câu 2: nghị luận xã hội( 3điểm)
Câu này có 3 dạng chính với cách triển khai ý rất khác nhau
• Nghị luận về một vấn đề xã hôi
Thân bài gồm:
- Nêu thực trạng vấn đề
- Trình bày nguyên nhân
- Trình bày hậu quả
- Hướng giải quyế,biện pháp
- Bàn luận mở rộng vấn đề
- Liên hệ bản thân ( rất nên có)
• Nghị luận về một tư tưởng, đạo lý
Thân bài gồm:
- Giải thích quan điểm, câu nói được đưa ra trong đề bài( giải thích từng từ nhỏ rồi nêu khái quát ý chính)
-Khẳng định tính đúng/sai của vấn đề.Lí giải
- Phân tích,chứng minh vấn đề
+Luận điểm rõ ràng
+Dẫn chứng chính xác có tầm bao quát.
- Bàn luận mở rộng:
+ Nêu các dẫn chứng cụ thể phù hợp theo đề
+ Phần phản đề( rất nhỏ): nêu một số trường hợp không hoàn toàn như vây
-Liên hệ bản thân,rút ra bài học
• Nghị luận về một vấn đề xã hội trong các tác phẩm văn học
Bài viết cho dạng này, ở phần thân bài thường gồm hai nội dung lớn:
– Phần một:
Phân tích, giới thiệu và nêu vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.
+ Nếu đề văn nêu sẵn vấn đề rút ra từ một tác phẩm đã học, thì phân tích qua vấn đề ấy đã được thể hiện như thế nào trong tác phẩm.
+ Nếu đề nêu một văn bản chưa học, không cho sẵn vấn đề, thì cần đọc hiểu, phân tích để rút ra vấn đề xã hội và ý nghĩa của vấn đề trước khi vào phần hai.
– Phần hai (trọng tâm):
Nghị luận về vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học (câu chuyện). Khi đã có vấn đề (đề tài, chủ đề) cần bàn bạc rồi, thì mới bắt đầu làm bài nghị luận xã hội, nêu lên suy nghĩ của bản thân mình về vấn đề ấy. Tùy thuộc kiểu bài ( nghị luận về tư tưởng đạo lí, hay nghị luận về hiện tượng xã hội ) mà xác định các bước làm bài phù hợp.
4.3: Nghị luận văn học
Thường tập trung vào các dạng:
- Phân tích tác phẩm( đoạn thơ, đoạn văn)
- Phân tích tình huống- Phân tích nhân vật
- Phân tích cốt truyện
- Phân tích chi tiết nghệ thuật
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
- So sánh hai tác phẩm, hai đoạn thơ, đoạn văn, hai hình tượng nhân vật…………..
Ở dạng này mình có lời khuyên:
- Các bạn nên tập thói quen viết dàn ý trước khi bắt tay làm bài. Chỉ mất tầm 5-10’ thôi nhưng sẽ đỡ mất thời gian hơn rất nhiều
- Nếu vào các dạng phân tích đoạn thơ hoặc văn, cần phải tóm tắt qua nội dung tác phẩm trước khi đi vào phân tích
- Trước khi kết bài nên tóm tắt qua về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm để bài viết được hoàn chỉnh và cô đọng nhất….
Trên đây là một số kinh nghiệm mình áp dụng rất hiệu quả. Hy vọng baitap123 có thể giúp ích gì cho các bạn thi học và thi môn Văn hiệu quả. Chúc các bạn học Văn đạt kết quả cao nhất.