Ghi nhớ bài học |

Từ ấy - Tố Hữu

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Tố Hữu(1920-2002), Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa-Thiên Huế

- Sự nghiệp thơ ca của ông luôn gắn liền với sự nghiệp cách mạng,

- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam

- Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị sâu sắc và đậm đà tính dân tộc.

- Các sáng tác tiêu biểu: Từ ấy, Việt Bắc, Ra trận,...

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: tác phẩm được viết khi nhà thơ bắt gặp lý tưởng cách mạng và được kết nạp vào Đảng. Sự kiện ấy đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời nhà thơ. Từ đây ông không còn băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời nữa mà thay vào đó ông đã nhận thấy được lẽ sống của mình. Nhân sự kiện quan trọng ấy nhà thơ đã sáng tác bài thơ từ ấy để thể hiện niềm vui sướng của mình.

b. Vị trí: được in trong tập thơ Từ ấy

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Khổ thơ thứ nhất diễn tả niềm say mê khi gặp lí tưởng của Đảng

                                               “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

                                                 Mặt trời chân lí chói qua tim

                                                 Hồn tôi là một vườn hoa lá,

                                                 Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

- Hai câu đầu được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình.

+ “Từ ấy” là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu, khi đó nhà thơ mới 18 tuổi hoạt động rất tích cực trong Đoàn Thanh niên Cộng sản Huế, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng.

+ Bằng những hình ảnh ẩn dụ nắng hạ, mặt trời chân lí, chói qua tim, Tố Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ, hay ánh xuân dịu dàng, mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, là mặt trời khác thường, mặt trời chân lí – một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa: nếu mặt trời của đời thường tỏa ánh sáng, hơi ấm và sức sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt cho cuộc sống

+ Nhìn chung, cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ thành kính, ân tình. Thêm nữa, những động từ bừng (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột), chói (ánh sáng có sức xuyên mạnh) càng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mu của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.

- Ở hai câu sau, bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu tiên với lí tưởng cộng sản.

+ Đó là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rả của tiếng chim ca hót. Đối với khu vườn hoa lá ấy còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì đáng quý hơn khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt? Tóm lại, Tố Hữu đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón nhận ánh sáng mặt trời, chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa hơn.

+ Nhưng Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy của một tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật, trái lại, đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.

2. Khổ thơ thứ hai biểu hiện những nhận thức mới về lẽ sống

                                             “Tôi buộc lòng tôi với mọi người

                                               Để tình trang trải với trăm nơi.

                                               Để hồn tôi với bao hồn khổ,

                                               Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.”

- Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao “cái tôi” cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự gắn bó hài hòa giữa “cái tôi” cá nhân và “cái ta” chung của mọi người.

+ Với động từ buộc, câu 1 là một cách nói quá thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của “cái tôi” cá nhân để sống chan hòa với mọi người (trăm nơi là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi).

+ Với từ trang trải ở câu 2 có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.

 - Hai câu thơ sau cho thấy tình yêu thương con người của Tố Hữu không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp.

+ Câu 3 khẳng định trong mối liên hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ (hồn tôi với bao hồn khổ).

+ Ở câu 4, khối đời là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Có thể hiểu: khi “cái tôi” chan hòa trong “cái ta”, khi cá nhân hòa mình vào một tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội.

- Tóm lại, Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ, ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống của quần chúng nhân dân.

3. Khổ thơ cuối cho thấy sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu

                                               “Tôi đã làm con của vạn nhà

                                                 Là em của vạn kiếp phôi pha

                                                 Là anh của vạn đầu em nhỏ,

                                                 Không áo cơm, cù bất cù bơ.”

 - Trước khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao động.

 - Hơn thế, đó còn là tình thân yêu ruột thịt.

+ Những điệp từ là cùng với các từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn (chỉ số lượng hết sức đông đảo) nhấn mạnh, khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết, cho thấy nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.

 + Tấm lòng đồng cảm xót thương còn biểu hiện thật xúc động, chân thành khi nói tới những kiếp phôi pha (những người đau khổ, bất hạnh, những người lao động vất vả), những em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ (những em bé không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng, nay đây mai đó).

- Qua những lời thơ ấy cũng có thể thấy được lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công, ngang trái của cuộc đời cũ. Chính vì những kiếp người phôi pha, những em bé cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu hăng say  hoạt động cách mạng và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ.(Tiếng hát sông Hương, Chú bé đi ở trong, Đi đi em, ông lão khốn khổ trong Lão đầy tớ…)

III. TỔNG KẾT

- Từ ấy là tâm nguyện của một thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng.Sự vận động tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng,các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.806
Thành viên mới nhất dieulinh
Thành viên VIP mới nhất Alex308VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về thanhvinh.edu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn