Nhiệm vụ bài học là số điểm tối thiểu mà em cần đạt được để có thể:
- Xem được đáp án và lời giải chi tiết của bài học.
- Mở khóa bài học tiếp theo trong cùng Level hoặc mở Level tiếp theo.
Nếu chưa vượt qua được điểm nhiệm vụ, em phải làm lại bài học để rèn luyện tính kiên trì cũng như sự cố gắng nỗ lực hoàn thành bài tập, giúp kỹ năng làm bài được tốt hơn.
Lưu ý:Với mỗi bài học bạn chỉ được cộng điểm thành tích 1 lần duy nhất.Công thức tính điểm thành tích:
Tỉ lệ % = (số đáp án đúng / tổng số câu hỏi) * 100.
Điểm thành tích:
* Với bài làm có tỉ lệ đúng > 80% : +5 điểm
* Với bài làm có tỉ lệ đúng >= 70% và <= 80% : +3 điểm
* Với bài làm có tỉ lệ đúng >= 60% : +2 điểm
Thành viên VIP được +1 cho điểm thành tích đạt được
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
[1] ...Thật khó để rao giảng sự tự hào dân tộc. Hầu như chúng ta có cảm xúc đó trong một hoàn cảnh cụ thể khi chúng ta đứng trước một biển người cùng hòa vang quốc ca hoặc khi chúng ta nghe một câu chuyện thành công của những nhân tài của đất nước hay chúng ta bất bình trước một vấn đề ảnh hưởng đến con người và quê hương mình. Nhưng hãy nói về một câu chuyện đơn giản hơn, ở lứa tuổi học sinh, chúng ta sẽ thể hiện sự tự hào đó như thế nào?
[2] Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới. Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc lòng những tình tiết lịch sử nước nhà mà là tôn trọng các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau và biết hành động vì vị thế của đất nước. Tự hào dân tộc không phải là việc vỗ ngực xưng tên, xem nhẹ các nền văn hóa khác mà là thể hiện bản sắc người Việt trong bối cảnh quốc tế.
(Trích Thư gửi học sinh nhân ngày tựu trường năm học 2016-2017, Marcel van Miert, chủ tịch điều hành hệ thống Trường Quốc tế Việt - Úc)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2: Theo tác giả, niềm tự hào dân tộc xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nào?
Câu 3: Chỉ rõ biện pháp tu từ cú pháp trong đoạn [2] của văn bản và nêu hiệu quả của biện pháp tu từ đó.
Câu 4: Quan điểm của anh chị về ý kiến: "Tự hào dân tộc không phải là việc chúng ta thuộc ca dao, tục ngữ, thơ văn lưu loát mà là có sự cảm nhận về vẻ đẹp của văn hóa dân tộc và mang trong mình tâm thế chia sẻ, quảng bá những vẻ đẹp truyền thống của đất nước ra thế giới".
Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi
Nhớ đêm ra đi, đất trời bốc lửa
Cả kinh thành nghi ngút cháy sau lưng
Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng
Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm
Rách tả tơi rồi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa
Mái đầu xanh thề mãi đến khi già
Phơi nắng gió. Và hoa ngàn cỏ dại
Nghe tiếng gọi của những người Hà Nội
Trở về, trở về, chiếm lại quê hương
( “Ngày về” - Chính Hữu)
1. Đoạn thơ gợi cho anh/ chị liên tưởng tới tác phẩm nào trong chương trình ngữ văn 12 học kì 1? Vì sao?
2. Bằng kiến thức lịch sử anh/ chị hãy giới thiệu một cách ngắn gọn bối cảnh Hà Nội những năm 1946- 1947 để góp phần cắt nghĩa cho lời thơ trên
3. Mái đầu xanh thề mãi đến khi già
Phơi nắng gió. Và hoa ngàn cỏ dại
Nghe tiếng gọi của những người Hà Nội
Trở về, trở về, chiếm lại quê hương
Từ lời thề của chiến sĩ hà thành, anh/ chị có suy nghĩ gì về ý thức sống của bản thân?
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:
Xin bạn bình tâm
Tôi chẳng bao giờ là nhà thơ tên tuổi cả
Danh hiệu đó xin nhường cho người khác
Tôi chỉ mong mình tự do
Để được là mình
Viết điều mình mong ước
Giữa cái thời sống là đeo đuổi
Danh hiệu, bạc tiền, ghế cao, nhà rộng
Tôi chọn tự do
Thi sĩ
Tự do trước hết là chính mình
Không chiều lụy mình
Ngỏng cổ nghe lời khen tặng
Với tôi
Sự ân thưởng một câu nói vui bạn bè
Chiếc lá xanh bên đường
Chân mây chiều rạng rỡ
Tự do là tất cả
Những ràng buộc trong sạch
Giữa con người và con người
Con người cùng ngoại vật
Không ngã giá
Thật bình dị
Tự do làm tâm hồn ta lớn lên
Trong chiều kích vũ trụ
(Tự do - Nguyễn Khoa Điềm, Tạp chí Sông Hương, số 292, tháng 6/2013)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Được viết bằng thể thơ gì?
Câu 2. Chỉ ra và phân tích tác dụng nghệ thuật của biện pháp tu từ nổi bật nhất mà tác giả sử dụng trong văn bản.
Câu 3. Anh/chị hiểu thế nào về hai câu thơ: Tự do làm tâm hồn ta lớn lên/ Trong chiều kích vũ trụ?
Câu 4. Căn cứ vào nội dung văn bản, anh/chị hãy giải thích nhan đề Tự do theo quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm.
Thành viên đã làm bài (0)
Chưa có thành viên làm bài. Bạn hãy là người đầu tiên.
Phản hồi - đóng góp ý kiến
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Mã xác nhận *
Gửi câu hỏi tới kênh thảo luận - Forum
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay (Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)
BẠN NGUYỄN THU ÁNH
Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
BẠN TRẦN BẢO TRÂM
Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
BẠN NGUYỄN THU HIỀN
Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.