Ghi nhớ bài học |
Ngữ văn 12
Tiếng Việt (Chuyên đề Đọc - hiểu)
Level 1 - Bài số 19
Số câu hỏi: 3
Thời gian làm bài: 40 phút
Yêu cầu nhiệm vụ: 3/3
Nếu là thành viên VIP: 2/3
Điểm ôn luyện lần trước
Chưa có kết quả
Nhiệm vụ bài học là gì?
Nhiệm vụ bài học là số điểm tối thiểu mà em cần đạt được để có thể:
- Xem được đáp án và lời giải chi tiết của bài học.
- Mở khóa bài học tiếp theo trong cùng Level hoặc mở Level tiếp theo.
Nếu chưa vượt qua được điểm nhiệm vụ, em phải làm lại bài học để rèn luyện tính kiên trì cũng như sự cố gắng nỗ lực hoàn thành bài tập, giúp kỹ năng làm bài được tốt hơn.
Lưu ý: Với mỗi bài học bạn chỉ được cộng điểm thành tích 1 lần duy nhất.
Công thức tính điểm thành tích:
Tỉ lệ % = (số đáp án đúng / tổng số câu hỏi) * 100.
Điểm thành tích:
* Với bài làm có tỉ lệ đúng > 80% : +5 điểm
* Với bài làm có tỉ lệ đúng >= 70% và <= 80% : +3 điểm
* Với bài làm có tỉ lệ đúng >= 60% : +2 điểm
Thành viên VIP được +1 cho điểm thành tích đạt được

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: Chúng ta thường nghĩ rằng cuộc sống của mình sẽ tốt đẹp hơn sau khi việc học hành hoàn tất hay có gia đình, có công việc ổn định. Nhưng khi đã có được những điều ấy rồi, chúng ta lại bị chi phối bởi nhiều mối bận tâm và lo lắng khác nữa. Chúng ta thường không hài lòng khi cuộc sống không như những gì mình mong muốn. Có mấy ai nhận ra rằng khoảng thời gian hạnh phúc nhất chính là những giây phút hiện tại mà chúng ta đang sống? Cuộc sống vốn chứa đựng nhiều thử thách, khó khăn và nghịch cảnh. Cách thích ứng tốt nhất với cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình. Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình. Đừng trông đợi một phép màu hay một ai đó sẽ mang hạnh phúc đến cho bạn. Đừng đợi đến khi bạn thật rảnh rỗi hay đến lúc tốt nghiệp ra trường, đừng đợi đến khi kiếm được thật nhiều tiền, thành đạt, có gia đình, hoặc đến khi được nghỉ hưu mới thấy đó là lúc bạn được hạnh phúc. Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này? Hạnh phúc là một con đường đi, một hành trình. Hãy trân trọng từng khoảnh khắc quý giá trên chuyến hành trình ấy. Hãy dành thời gian quan tâm đến người khác và luôn nhớ rằng, thời gian không chờ đợi một ai! Nhưng chắc chắn không bao giờ là quá muộn – và thời gian là người bạn tốt nhất của bạn, của tất cả mọi người. Hãy làm việc say mê như thể bạn không còn cơ hội để làm lại một lần nữa. Hãy yêu chân thành và trọn vẹn như thễ bạn chưa từng đau khổ vì tình yêu. Bạn hãy đón nhận cuộc sống với tất cả những điều bình dị, tinh khôi nhất của nó, như thể bạn chưa từng trải qua những năm tháng khổ đau, những phút giây tuyệt vọng. Như thể bạn vừa khám phá được ý nghĩa thật sự của tình yêu, và hơn hết là điều bí ẩn giản dị của hạnh phúc. (Hạt giống tâm hồn) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Câu 2: Xác định và nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ trong đoạn văn: “Đừng đợi đến mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, hay mùa đông rồi mới cảm thấy hạnh phúc. Đừng đợi tia nắng ban mai hay ánh hoàng hôn buông xuống mới nghĩ là hạnh phúc. Đừng đợi đến những chiều thứ bảy, những ngày cuối tuần, ngày nghỉ, ngày sinh nhật hay một ngày đặc biệt nào mới thấy đó là ngày hạnh phúc của bạn. Tại sao không phải lúc này”?  Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Tự bản thân mỗi chúng ta, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, phải biết cảm nhận và tự tìm lấy niềm hạnh phúc cho riêng mình”. Câu 4: Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Đọc đoạn văn bản dưới đây và trả lới các câu hỏi: 1) Nhiều người cho rằng trẻ em ngày nay quá ám ảnh về bản thân là do sự xuất hiện của mạng xã hội cùng các công cụ chụp và đăng ảnh “tự sướng”. Tuy nhiên, thực tế, căn bệnh “ái kỷ” này có thể nảy sinh từ rất sớm. Một giả thuyết được đưa ra, cho rằng sự thiếu vắng tình thương yêu của bố mẹ có thể khiến cho trẻ tự an ủi bản thân bằng cách huyễn hoặc rằng mình hơn người và đòi hỏi nhận được đối xử đặc biệt. Một giả thuyết khác lại cho rằng các bậc phụ huynh đơn giản là thường đánh giá quá cao con mình, khiến đứa trẻ nảy sinh lòng tự kiêu. (2) Một nghiên cứu đã được thực hiện nhằm mục đích so sánh tính xác thực của hai giả thuyết nêu trên. Các chuyên viên đã tiến hành theo dõi 565 đứa trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 12 và 705 vị phụ huynh ở Mỹ và Hà Lan trong vòng 18 tháng. Kết quả cho thấy, việc cha mẹ đánh giá quá cao con cái vẫn có tác động tiêu cực nhiều hơn. ( 3) Những đứa trẻ tự yêu bản thân thường có xu hướng phản ứng lại một cách mạnh mẽ hoặc thậm chí là sử dụng bạo lực khi có ai đó đụng chạm đến cái tôi của chúng. Chúng cũng dễ căng thẳng và rơi vào tình trạng trầm cảm hơn các bạn cùng lứa. Tự yêu bản thân thực chất là một chứng bệnh tâm lý khá nghiêm trọng… ( Trẻ mắc bệnh “ Tự yêu bản thân” do cha mẹ ngợi khen quá nhiều- Báo điện tử Dân Trí, 13/12/2015) Câu 1: Đoạn văn bản được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Câu 2:  Dựa vào văn bản, anh/ chị hãy nêu ngắn gọn hậu quả của bệnh ái kỷ. Câu 3:  Nội dung chính của đoạn văn bản trên là gì? Câu 4: Theo anh/ chị bệnh ái kỷ còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng nào khác? Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 3: Ngày xưa, Trần Hưng Đạo khuyên vua chước giữ nước hay hơn cả là “lúc bình thời, khoan sức cho dân để kế sâu rễ, bền gốc”. Nguyễn Trãi chê Hồ Quý Ly để mất nước vì chỉ biết ngăn sông cản giặc, mà không biết lấy sức dân làm trọng. Các đấng anh hùng dân tộc đều lập nên công lớn, đều rất coi trọng sức dân để giữ nước, chống giặc. Ngày nay, Hồ Chủ Tịch kêu gọi: “Diệt giặc đói, diệt giặc dốt, diệt giặc ngoại xâm”. Người nói: phải “dựa vào lực lượng của dân, tinh thần của dân”. Khác với người xưa, Hồ Chủ Tịch chỉ rõ: Làm những việc đó là “để mưu cầu hạnh phúc cho dân”. (Những ngày đầu của nước Việt Nam mới – Võ Nguyên Giáp) Câu 1. Đặt nhan đề cho phần trích trên? Câu 2. Phần trích trình bày ý theo trình tự nào? Câu 3. Tác giả đưa những nhân vật lịch sử như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Quý Ly vào đoạn văn thứ nhất để tạo hiệu quả lập luận như thế nào? Trả lời trong khoảng 4-6 dòng.  

Thành viên đã làm bài (0)
Chưa có thành viên làm bài. Bạn hãy là người đầu tiên.
Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.806
Thành viên mới nhất dieulinh
Thành viên VIP mới nhất Alex308VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về thanhvinh.edu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn