Ghi nhớ bài học |
Ngữ văn 12
Tiếng Việt (Chuyên đề Đọc - hiểu)
Level 1 - Bài số 18
Số câu hỏi: 3
Thời gian làm bài: 40 phút
Yêu cầu nhiệm vụ: 3/3
Nếu là thành viên VIP: 2/3
Điểm ôn luyện lần trước
Chưa có kết quả
Nhiệm vụ bài học là gì?
Nhiệm vụ bài học là số điểm tối thiểu mà em cần đạt được để có thể:
- Xem được đáp án và lời giải chi tiết của bài học.
- Mở khóa bài học tiếp theo trong cùng Level hoặc mở Level tiếp theo.
Nếu chưa vượt qua được điểm nhiệm vụ, em phải làm lại bài học để rèn luyện tính kiên trì cũng như sự cố gắng nỗ lực hoàn thành bài tập, giúp kỹ năng làm bài được tốt hơn.
Lưu ý: Với mỗi bài học bạn chỉ được cộng điểm thành tích 1 lần duy nhất.
Công thức tính điểm thành tích:
Tỉ lệ % = (số đáp án đúng / tổng số câu hỏi) * 100.
Điểm thành tích:
* Với bài làm có tỉ lệ đúng > 80% : +5 điểm
* Với bài làm có tỉ lệ đúng >= 70% và <= 80% : +3 điểm
* Với bài làm có tỉ lệ đúng >= 60% : +2 điểm
Thành viên VIP được +1 cho điểm thành tích đạt được

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Hai anh em Ngày xưa ở một làng nọ, có hai anh em đẻ sinh đôi, trẻ tuổi, đáng yêu. Tuy nhiên tính tình của họ rất ngỗ nghịch. Và mọi việc trở nên nghiêm trọng khi hai anh em bắt đầu đi ăn trộm cừu của những người nông dân trong vùng –  một hành vi bị coi là trọng tội. Một lần nọ, cả hai anh em bị bắt quả tang. Dân làng quyết định trừng phạt bằng cách trích lên trán họ hai chữ “ ST” (sheep thief – tên trộm cừu) như một dấu ấn tội lỗi sẽ theo họ suốt đời.       Một người trong hai anh em vì quá xấu hổ, nên đã bỏ làng đi biệt xứ. Kể từ đó, chẳng còn ai biết tin tức được gì về anh ta.      Còn người thứ hai vô cùng ân hận, đã ở lại làng và cố gắng hết sức để bù đắp lại những lỗi lầm của mình. Lúc đầu mọi người đều e dè và chẳng muốn dính líu gì với anh ta. Tuy nhiên anh ta vẫn quyết tâm chuộc lỗi. Hễ trong làng có ai đau yếu anh đều tìm đến ân cần chăm sóc và lo lắng. Bất  cứ ai có việc gì nặng nhọc, anh đều giúp đỡ hết mình, chẳng cần biết đó là ai, giàu hai nghèo. Cứ thế, anh luôn sống vì người khác mà chẳng hề đòi ban thưởng hay trả công.      Nhiều năm trôi qua, một bữa nọ, có một vị khách đi ngang qua ngôi làng. Trong lúc ngồi quán nước bên đường, ông trông thấy một cụ già, trên trán có khắc một dấu khác lạ. Bất kì ai trong làng đi qua đều dừng lại kính cẩn chào hỏi cụ; đám trẻ con chơi xong cũng chạy đến sà vào long cụ. Tất cả mọi người đều thể hiện thái độ yêu quý, kính trọng ông cụ. Vị khách tò mò hỏi chủ quán: – Hai kí tự trên trán ông cụ có nghĩa là gì thế? – Tôi cũng không rõ nữa. Chuyện xảy ra cách đây đã lâu lắm rồi – người chủ quán đáp. Sau đó ông ngừng suy nghĩ một chút rồi nói –  nhưng theo tôi chắc nó có nghĩa là “ Thánh nhân” ( Saint)          ( Theo sách Hạt giống tâm hồn) Câu 1. Cho biết phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên? Câu 2. Nêu ngắn gọn nội dung chính của văn bản?  Câu 3. Theo anh/chị, tại sao chàng trai ngày xưa trộm cừu lúc về già lại được “ tất cả mọi người yêu quí, kính trọng” và suy tôn là “Thánh nhân”? Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn ( 6 đến 8 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về bài học rút ra từ văn bản trên? Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi từ: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” ( Hồ Chí Minh) 1. Anh (chị) hãy đặt tên cho đoạn trích. 2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên. 3. Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng? 4. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” Đọc đoạn trích sau và trả lời từ câu 1 đến câu 4:   “Công cuộc bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ hiện nay đòi hỏi chúng ta phải có một sức mạnh nội lực đủ để đương đầu với bất kì thử thách nào, bất kì thế lực nào, nội lực phải được hiểu bao gồm cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần. Chúng ta chỉ có thể bảo vệ được độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ khi chúng ta phát huy được cao độ sự tổng hợp của cả hai nguồn sức mạnh đó.   Sức mạnh tinh thần đó là chủ nghĩa yêu nước được kết tinh từ tình yêu quê hương đất nước; là tình yêu đồng bào với tinh thần “người trong một nước phải thương nhau cùng”; là lòng tự hào về lịch sử vẻ vang và nền văn hóa dân tộc (…); là tinh thần độc lập dân tộc – mục tiêu tối thượng và nghĩa vụ thiêng liêng của mọi thế hệ người Việt nam; là ý thức sâu sắc về chủ quyền quốc gia và kiên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền đó (…); là niềm tự tôn, tự hào dân tộc ngàn năm văn hiến…   Nhưng chỉ nội lực tinh thần thôi thì chưa đủ. Phải phát huy nội lực đó trong xây dựng để phát triển sức mạnh vật chất. Chủ nghĩa yêu nước phải được “kích hoạt” để biến thành nội lực phát triển, xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh...” (Văn Quân – Cuộc trường chinh giữ nước – từ truyền thống đến hiện đại , Báo QĐND, ngày 09/02/2015). Câu 1: Phong cách ngôn ngữ của đoạn trên Câu 2: Hình thức trình bày (kết cấu trình bày) của đoạn văn?  Câu 3: Biện pháp nghệ thuật  Câu 4: Viết đoạn văn từ 5 – 7 dòng về ý thức trách nhiệm của bản thân mình trong xây dựng và bảo vệ đất nước. 

Thành viên đã làm bài (0)
Chưa có thành viên làm bài. Bạn hãy là người đầu tiên.
Thống kê thành viên
Tổng thành viên 17.806
Thành viên mới nhất dieulinh
Thành viên VIP mới nhất Alex308VIP

Mini games


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay




Mọi người nói về thanhvinh.edu.vn


Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay
(Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)

  • BẠN NGUYỄN THU ÁNH
  • Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
  • Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
  • BẠN TRẦN BẢO TRÂM
  • Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
  • Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
  • BẠN NGUYỄN THU HIỀN
  • Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
  • Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.

webhero.vn thietkewebbds.vn