Bài 1: Các quốc gia Ấn và văn hóa truyền thống Ấn Độ
1. Thời kì các quốc gia đầu tiên (giảm tải)
- Khoảng 1500 năm TCN ở đồng bằng sông Hằng đã hình thành một số nhà nước đầu tiên, thường xuyên phát triển kinh tế, xây dựng đất nước lớn mạnh và tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau nhưng mạnh nhất là nước Ma-ga-đa.
- Vua mở nước là Bim-bi-sa-ra, nhưng kiệt xuất nhất (vua thứ 11) là A-sô-ca (thế kỉ III TCN).
+ Đánh dẹp các nước nhỏ thống nhất lãnh thổ.
+Theo đạo phật và có công tạo điều kiện cho đạo phật truyền bá rộng khắp. Ông cho dựng nhiều “cột A-sô-ca”.
2. Thời kì vương triều Gúp-ta và sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ
a. Quá trình hình thành và vai trò về mặt chính trị
- Đầu công nguyên, miền Bắc Ấn Độ được thống nhất – nổi bật vương triều Gúp-ta (319- 467), Gúp-ta đã thống nhất miền Bắc Ấn Độ, làm chủ gần như toàn bộ miền trung Ấn Độ.
- Về văn hóa dưới thời Gúp-ta
+ Đạo phật: Tiếp tục được phát triển truyền bá khắp Ấn Độ và truyền ra nhiều nơi. Kiến trúc phật giáo phát triển (chùa Hang, tượng phật bằng đá).
+ Đạo Ấn Độ hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, thờ 3 vị thần chính: thần Sáng tạo, thần Hủy diệt và thần Bảo hộ. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng.
+ Chữ viết : từ chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên, sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ Sanskrit.
+ Văn học cổ điển Ấn Độ: văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lý Hin-đu giáo rất phát triển.
- Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống truyền bá ra bên ngoài mà Đông Nam á là ảnh hưởng rõ nét nhất. Việt Nam cũng ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (tháp Chàm, đạo phật, đạo Hin-đu).