Nhiệm vụ bài học là số điểm tối thiểu mà em cần đạt được để có thể:
- Xem được đáp án và lời giải chi tiết của bài học.
- Mở khóa bài học tiếp theo trong cùng Level hoặc mở Level tiếp theo.
Nếu chưa vượt qua được điểm nhiệm vụ, em phải làm lại bài học để rèn luyện tính kiên trì cũng như sự cố gắng nỗ lực hoàn thành bài tập, giúp kỹ năng làm bài được tốt hơn.
Lưu ý:Với mỗi bài học bạn chỉ được cộng điểm thành tích 1 lần duy nhất.Công thức tính điểm thành tích:
Tỉ lệ % = (số đáp án đúng / tổng số câu hỏi) * 100.
Điểm thành tích:
* Với bài làm có tỉ lệ đúng > 80% : +5 điểm
* Với bài làm có tỉ lệ đúng >= 70% và <= 80% : +3 điểm
* Với bài làm có tỉ lệ đúng >= 60% : +2 điểm
Thành viên VIP được +1 cho điểm thành tích đạt được
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Al vào dung dịch HCl.
(2) Cho Al vào dung dịch AgNO3.
(3) Cho Na vào H2O.
(4) Cho Ag vào dung dịch H2SO4 loãng.
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là?
Liên kết hoá học trong hợp kim chủ yếu là:
1. Liên kết kim loại.
2. Liên kết cộng hóa trị.
3. Liên kết ion.
4. Liên kết hiđrô.
5. Liên kết cho nhận.
Từ CuS có thể điều chế Cu bằng các cách:
Cho bột kẽm dư vào các dung dịch axit với cùng số mol axit, trường hợp nào sau đây cho khí thoát ra nhiều nhất?
Cho hỗn hợp Zn, Fe vào dung dịch CuSO4. Sau phản ứng thu được chất rắn X gồm 2 kim loại và dung dịch Y chứa 3 ion. Phản ứng kết thúc khi nào?
Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại là?
Cho dung dịch Fe2(SO4)3 tác dụng với kim loại Cu thu được FeSO4 và CuSO4. Cho dung dịch CuSO4 tác dụng với kim loại Fe được FeSO4 và Cu. Qua các phản ứng xảy ra ta thấy tính oxi hóa của các ion kim loại giảm dần theo dãy nào sau đây?
Cho phản ứng hoá học: Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
Quá trình nào dưới đây biểu thị sự oxi hoá của phản ứng trên?
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ăn mòn hoá học?
Cho các dung dịch loãng: (a) FeCl3, (b) FeCl2, (c) H2SO4, (d) HNO3, (e) hỗn hợp gồm HCl và NaNO3. Số dung dịch phản ứng được với kim loại Cu là:
Hoà tan m gam hỗn hợp hai muối sunfua FeS, CuS bằng dung dịch HNO3 1M, thu được 0,1mol mỗi khí NO và NO2. Thể tích dung dịch HNO3 cần dùng là:
Kim loại dễ nóng chảy nhất là:
Trong pin điện hoá Zn — Cu, phản ứng hoá học nào xảy ra ở cực dương?
Cho 13,68 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y; cô cạn Y thu được 11,43 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Giá trị của m là:
Phản ứng điện phân dung dịch CuCl2 (với điện cực trơ) và phản ứng ăn mòn điện hoá xảy ra khi nhúng hợp kim Zn - Cu vào dung dịch HCl có đặc điểm là?
Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dung dịch Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8 gam so với dung dịch ban đầu. Cho 16,8 gam bột sắt vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4 gam kim loại. Giá trị của x là
Hoà tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được dung dịch X và 3,248 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối sunfat khan. Giá trị của m là?
Cho các nhận định sau:
(1) Miếng hợp kim Zn - Cu để trong không khí ẩm bị phá huỷ do ăn mòn hoá học.
(2) Để điều chế Mg, người ta điện phân MgCl2 nóng chảy.
(3) Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử (tính dễ bị oxi hóa).
(4) Để điều chế Na, người ta điện phân dung dịch NaCl bão hoà có vách ngăn.
(5) Trong điện phân, cực dương được gọi là anot còn cực âm gọi là catot.
(6) Kim loại dùng làm vật hi sinh trong phương pháp bảo vệ điện hóa phải có tốc độ ăn mòn chậm.
(7) Trong hai cặp oxi hoá - khử sau: Fe3+/Fe2+ và Cu2+/Cu thì Cu sẽ khử được Fe2+.
(8) Trong mạng tinh thể kim loại, chỉ có ion kim loại nằm ở các nút của mạng tinh thể.
Số nhận định đúng là:
Điện phân dung dịch AgNO3, dung dịch sau khi điện phân có pH = 3, hiệu suất điện phân là 80%, thể tích dung dịch coi như không đổi. Nồng độ AgNO3 sau khi điện phân là bao nhiêu (trong các số cho dưới đây)?
Điện phân (với điện cực trơ) một dung dịch gồm NaCl và CuSO4 có cùng số mol, đến khi ở catot xuất hiện bọt khí thì dừng điện phân. Trong cả quá trình điện phân trên, sản phẩm thu được ở anot là:
Khi điện phân dung dịch NaCl (cực âm bằng sắt, cực dương bằng than chì, có màng ngăn xốp) thì:
Tiến hành điện phân 100ml dung dịch X chứa H2SO4 0,1M và CuSO4 0,05 M với dòng điện cường độ 0,05A để thu được 0,016 gam Cu. Biết hiệu điện suất điện phân là 80%, thời gian điện phân là:
Để điều chế Ag từ dung dịch AgNO3, ta không dùng những phương pháp nào sau đây?
Oxi hoá hoàn toàn 0,728 gam bột sắt, thu được 1,016 gam hỗn hợp hai oxit sắt (hỗn hợp A). Hoà tan hỗn hợp A bằng dung dịch axit nitric loãng dư. Thể tích khí NO duy nhất bay ra (ở đktc) là:
Điện phân dung dịch chứa M(NO3)2 (lấy dư) bằng dòng điện một chiều với điện cực trơ và có màng ngăn. Sau một thời gian thu được tại catot 4,16 gam kim loại M và tại anot thấy thoát ra 0,7168 lít khí (đktc). Vậy kim loại M là:
Cho phản ứng hoá học: Zn + Sn2+ Zn2+ + Sn.
So sánh tính oxi hóa và tính khử các chất nào sau đây là đúng?
Có 4 dung dịch muối AgNO3, KNO3 , CuCl2, ZnCl2. Khi điện phân (với điện cực trơ) dung dịch muối nào thì có khí thoát ra ở anot và catot?
Kim loại M hòa tan được trong các dung dịch sau: HNO3 đặc nóng, HCl, FeCl3, Cu(NO3)2, NH3 vậy kim loại M là:
Cho lá sắt kim loại vào dung dịch H2SO4 loãng có một lượng nhỏ CuSO4. Hiện tượng xảy ra là:
Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy thu được 1,792 lít khí (đktc) ở anot và 6,24 gam kim loại ở catot. Công thức hoá học của muối đem điện phân là công thức nào sau đây?
Điện phân 400ml dung dịch CuSO4 0,2M với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian t ta thấy có 224 ml khí (đktc) thoát ra ở anot. Biết rằng điện cực trơ và hiệu suất điện phân là 100%. Khối lượng kim loại bám ở Catot là:
Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch Co2+, nhận thấy có một lớp Co phủ bên ngoài lá Zn. Khi nhúng lá Pb vào dung dịch muối trên không thấy có hiện tượng gì xảy ra. Nếu sắp xếp các cặp oxi hoá - khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hoá của các cation tăng dần thì cách sắp xếp nào sau đây đúng?
Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 6,72 lít NO (đktc) là sản phầm khử duy nhất. Số mol axit đã phản ứng là:
Điện phân dung dịch muối MCln với điện cực trơ. Ở catôt thu được 16 (g) kim loại M thì ở anôt thu được 5,6 lít (đktc). Kim loại M là:
Để m gam bột sắt ngoài không khí sau một thời gian thu được 16,4 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Fe2O3. Hoà tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO3 dư thu được 0,15 mol NO và 0,1 mol NO2. Giá trị của m là
Cho 6,45 gam hỗn hợp bột X gồm hai kim loại Al và Mg có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2 vào 150 (ml) dung dịch Y chứa Fe(NO3)2 1M và Cu(NO3)2 1M, khuấy đều cho đến khi kết thúc phản ứng thu được m gam chất rắn và dung dịch Z. Giá trị của m là
Cho m (gam) một đinh sắt vào 1 (lít) dung dịch hỗn hợp Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng kết thúc, ta được một dung dịch với màu xanh đã nhạt và thanh kim loại nặng thêm 10,4 (g). Khối lượng của cây đinh sắt ban đầu là:
Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 (gam) vào 200 (ml) dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 (gam) muối khan. Kim loại M là:
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Ba và Al vào nước dư, thu được 1,344 lít khí (đktc). Mặt khác khi cho 2m gam X tác dụng với dd Ba(OH)2 dư thu được 20,832 lít khí (đktc) . Biết rằng các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp X ban đầu là
Cho các nhận định sau:
(1) Điện phân và ăn mòn điện hóa đều phát sinh dòng điện một chiều.
(2) Điện phân và ăn mòn điện hóa đều có quá trình oxi hóa xảy ra ở Anot.
(3) Điện phân và ăn mòn điện hóa đều có sự di chuyển e ở các điện cực.
(4) Điện phân và ăn mòn điện hóa đều có quá trình khử xảy ra ở cực âm.
(5) Sự điện phân và ăn mòn điện hóa đều là quá trình oxi hóa - khử.
(6) Trong điện phân thì Anot là cực dương còn ăn mòn điện hóa thì Catot là cực dương.
Số nhận định không đúng là:
Thành viên đã làm bài (0)
Chưa có thành viên làm bài. Bạn hãy là người đầu tiên.
Phản hồi - đóng góp ý kiến
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Mã xác nhận *
Gửi câu hỏi tới kênh thảo luận - Forum
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay (Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)
BẠN NGUYỄN THU ÁNH
Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
BẠN TRẦN BẢO TRÂM
Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
BẠN NGUYỄN THU HIỀN
Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.