Bài 1: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
I. Cấu trúc của Trái Đất: gồm 3 lớp
1. Lớp vỏ Trái đất: Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày từ 5 ->70 km (trung bình 15km).
- Cấu tạo từ ngoài vào trong:
+ Tầng trầm tích: không liên tục khắp bề mặt Trái đất và độ dày không đều
+ Tầng granit: làm thành nền các lục địa.
+ Tầng bazan: thường lộ ra dưới đáy đại dương.
- Do khác biệt về cấu tạo và độ dày => vỏ Trái đất phân thành 2 kiểu: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
2. Lớp Manti
- Từ đáy lớp vỏ Trái đất -> độ sâu 2900 km.
- Chiếm 80% thể tích và 68,5% khối lượng Trái đất.
+ Tầng Manti trên: có trạng thái quánh dẻo.
+ Tầng Manti dưới: có trạng thái rắn.
- Thành phần vật chất chủ yếu là silic và nhôm => Lớp Sial.
Thạch Quyển gồm vỏ Trái đất + phần trên lớp Manti (độ sâu đến 100km).
3. Nhân Trái đất: có độ dày 3470 Km, thành phần chủ yếu là niken, sắt => còn gọi là nhân Nife.
+ Nhân ngoài: từ 2900-> 5100km, ở trạng thái lỏng.
+ Nhân trong: từ 5100-> 6370 km, ở trạng thái rắn.
+ Thành phần chủ yếu: Niken, sắt => còn gọi là nhân Nife.
II. Thuyết kiến tạo mảng
- Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo. Mỗi đơn vị là một mảng cứng gọi là mảng kiến tạo.
- Có 7 mảng kiến tạo lớn.
- Các mảng kiến tạo gồm những bộ phận lục địa nổi trên bề mặt Trái Đất và những bộ phận lớn của đáy đại dương.
- Các mảng kiến tạo có thể dịch chuyển được trên lớp manti do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và nhiệt độ cao trong tầng manti trên.
- Các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc:
+ Tiếp xúc dồn ép: Hình thành các dãy núi, vực sâu.
+ Tiếp xúc tách dãn: Tạo ra các dãy núi ngầm ở đại dương.
- Những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo sinh ra nhiều hoạt động động đất, núi lửa.