Bài tập trắc nghiệm về thí nghiệm và các thao tác thực hành đang là một vấn đề mới trong nội dung của các đề thi THPT Quốc Gia. Các bài tập trắc nghiệm thí nghiệm thực hành thường đề cập tới cơ sở lý thuyết hoặc đưa ra mục đích và cơ sở lý thuyết hỏi các bước tiến hành thí nghiệm hoặc cụ thể hơn là hỏi các thao tác tiến hành. Ngoài ra một câu hỏi được khá để ý là phần kết quả thí nghiệm với phần chữ số có nghĩa và phần tính sai số. Đây là một bộ bài trắc nghiệm tương đối khó với đa phần học sinh tuy nhiên để giải quyết vấn đề này các em chỉ cần nhớ nguyên tắc cơ bản và thứ tự logic của các phần trong một thí nghiệm thực hành. Cụ thể sau đây:
THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH
PHẦN 1: CÁC PHẦN TRONG MỘT THÍ NGHIỆM
1. Mục đích thí nghiệm
- Câu hỏi: Cần đo đại lượng hay khảo sát mối quan hệ giữa hai đại lượng nào?
Ví dụ 1: Đo độ cứng của lò xo.
Ví dụ 2: Khảo sát mối quan hệ giữa u và i của mạch chứa RLC
2. Cơ sở lý thuyết
- Câu hỏi: Để đo đại lượng đó có công thức nào liên quan giữa đại lượng đó và các đại lượng có thể đo được trực tiếp
Ví dụ 1: Để đo k
+ Cách 1: Áp dụng công thức: Fđh = k.Δl (Đo k và Δl)
+ Cách 2: Áp dụng công thức: mg = k.Δl0 (Dùng cân và đo chiều dài trước và sau của lò xo khi treo vật)
+ Cách 3: Dựa vào công thức: (Đo khối lượng và đo chu kì)
Ví dụ 2: Khảo sát quan hệ u,i gồm có quan hệ giữa U và I; độ lệch pha
3. Dụng cụ và phương án thí nghiệm
- Từ cơ sở lý thuyết tự tìm ra dụng cụ thí nghiệm và các bước tiến hành (dựa trên gợi ý của đáp án)
4. Sử lý số liệu
a. Tính kết quả trung bình và sai số: phần 2
b. Vẽ đồ thị: Phần 3
PHẦN 2: KẾT QUẢ THỰC HÀNH
1. Số các chữ số có nghĩa:
- Số các chữ số có nghĩa là số các chữ số được đếm từ trái qua phải, kể từ chữ số khác không đầu tiên trở đi , không kể số mũ (Số các chữ số càng nhiều thì sai số càng ít)
Ví dụ:
+ Số: 0,001020 : có 4 chữ số có nghĩa
+ Số: 1020000: Có 7 chữ số có nghĩa
+ Số : 102.104: Có 3 chữ số có nghĩa
2. Sai số của các đại lượng đo trực tiếp
(khối lượng - cân, thời gian - đồng hồ, chiều dài - thước, lực, cường độ dòng điện - Am pe kế, điện áp- Vôn kế, áp suất - Áp kế)
- Tồng của hai loại sao số : Sai số hệ thống và sai số ngẫu nhiên
Ví dụ đo chiều dài: Δl= Δlhệ thống + Δlngẫu nhiên
( Tuy nhiên đề bài thường cho:
+ Trường hợp 1: Đo một lần, hoặc đo nhiều lần cho một giá trị thì chỉ có sai số hệ thống.
+ Trường hợp 2: Đo nhiều lần và bỏ qua sai số hệ thống thì chỉ tính sai số ngẫu nhiên.
a. Sai số hệ thống
- Là sai số dụng cụ thường lấy bằng 1 độ chia nhỏ nhất của thang đo (Đề bài phải cho vì có sự khác nhau giữa sách cơ bản và nâng cao)
Ví dụ: Dùng một thước đo chiều dài của quyến sách đo 5 lần đo thấy cùng một giá trị 205mm biết thang chia nhở nhất của thước là 1mm. Lấy sai số hệ thống bằng một độ chia nhỏ nhất. Hỏi kết quả của phép đo là
A. (205 ± 0,1) cm B. (205 ± 1) mm C. (205 ± 0,5) mm
(Tức là Δlhệ thống = 1mm)
b. Sai số ngẫu nhiên:
Khái niệm và cách khắc phục
- Sai số ngẫu nhiên là sai số không có nguyên nhân rõ ràng.
- Nguyên nhân sai số có thể do hạn chế về giác quan người đo, do thao tác không chuẩn, do điều kiện làm thí nghiệm không ổn định, do tác động bên ngoài …
- Để khắc phục sai số ngẫu nhiên người ta đo nhiều lần và tính giá trị trung bình coi đó là giá trị gần đúng với giá trị thực.
Cách tính
- Giá trị trung bình: X=X1+X2+...+Xnn
- Tính sai số của X: ∆X1=X-X1; ∆X2=X-X2;....
(Sách lớp 10 cơ bản)
c. Chú ý cách ghi kết quả:
Khi ghi kết quả cần lưu ý:
o Sai số tuyệt đối thường chỉ được viết đến 1 hoặc tối đa là 2 chữ số có nghĩa.
o Giá trị trung bình được viết đến bậc thập phân tương ứng.
o Sai số của kết quả không nhỏ hơn sai số của của dụng cụ đo kém chính xác nhất.
o Số chữ số có nghĩa của kết quả không nhiều hơn số chữ số có nghĩa của dữ kiện kém chính xác nhất.
3. Sai số của các đại lượng đo gián tiếp
- Sai số gián tiếp của một tổng hoặc một hiệu bằng tổng sai số tuyệt đối của các số hạng.
Ví dụ: F=X + Y – Z Thì ΔF = ΔX + ΔY + ΔZ
- Sai số gián tiếp của một tích hoặc một thương bằng tổng sai số tỉ đối của các thừa số.
Ví dụ: F=X.YZ⇒F¯=X.YZ⇒∆FF¯=∆XX+∆YY+∆ZZ
- Sai số gián tiếp của một lũy thừa:∆(Xn)Xn=n.∆XX
- Sai số gián tiếp của một căn số :∆XnXn=1n.∆XX
Ví dụ: Đo đường kính một đường tròn người ta thu được kết quả d = 50,6 ± 0,1 mm. Diện tích của đường tròn đó tính theo công thức S = π.d24.
+ Sử dụng công thức tính sai số gián tiếp: ∆SS=∆(d2)d2+∆ππ=2.∆dd+0=2.0,150.6
=> 0,4%
Phản hồi - đóng góp ý kiến
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Mã xác nhận *
Gửi câu hỏi tới kênh thảo luận - Forum
Không được lạm dụng SPAM hệ thống - Nếu vi phạm: Thành viên thường (xóa nick), Thành viên VIP (khóa nick 10 - 50 ngày).
Đăng ký THÀNH VIÊN VIP để hưởng các ưu đãi tuyệt vời ngay hôm nay (Xem QUYỀN LỢI VIP tại đây)
BẠN NGUYỄN THU ÁNH
Học sinh trường THPT Trần Hưng Đạo - Nam Định
Em đã từng học ở nhiều trang web học trực tuyến nhưng em thấy học tại thanhvinh.edu.vn là hiệu quả nhất. Luyện đề thả ga, câu hỏi được phân chia theo từng mức độ nên học rất hiệu quả.
BẠN TRẦN BẢO TRÂM
Học sinh trường THPT Lê Hồng Phong - Nam Định
Baitap123 có nội dung lý thuyết, hình ảnh và hệ thống bài tập phong phú, bám sát nội dung chương trình THPT. Điều đó sẽ giúp được các thầy cô giáo và học sinh có được phương tiện dạy và học thưc sự hữu ích.
BẠN NGUYỄN THU HIỀN
Học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Nội
Em là học sinh lớp 12 với học lực trung bình nhưng nhờ chăm chỉ học trên thanhvinh.edu.vn mà kiến thức của em được củng cố hơn hẳn. Em rất tự tin với kì thi THPT sắp tới.