Bài 4: Hóa trị và số oxi hóa
I. Hóa trị
1. Hoá trị trong hợp chất ion
VD: * Na+Cl-
-Na có đht là 1+
-Cl có đht là 1-
* Ca2+F2-
- Ca có đht là 2+
- F có đht là 1-
- Các nguyên tố IA, IIA, IIIA có điện hóa trị là 1+, 2+, 3+
2. Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị
=> cộng hoá trị = số liên kết CHT
VD: NH3
H
|
H - N -H
N có 3 liên kết → cộng hóa trị là 3
H có 1 liên kết → cộng hóa trị là 1
H2O:
H–O–H
O có cộng hóa trị là 2
H có cộng hóa trị là 1
II. Số oxi hoá
1. Khái niệm: Số hóa trị của một nguyên tố trong phân tử là điện tích nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử nếu giả định liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là kiên kết ion.
2. Quy tắc xác định:
Quy tắc 1: SOH của các nguyên tố trong đơn chất bằng 0:
Vd: SOH của các nguyên tố Cu, Zn, H, O, N trong phân tử đơn chất Cu, Zn, H2 O2, N2 bằng 0.
Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số SOH của các nguyên tố bằng 0:
Vd: SOH của N trong:
NH3: x + 3(+1) = 0 → x = - 3
HNO2: (+1) + x + 2(-2) = 0 → x = +3
HNO3: (+1) + x + 3(-2) = 0 → x = +5
Quy tắc 3:
- SOH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó
Vd: SOH của các nguyên tố ở các ion K+, Ba2+, Al3+, Cl-, S2- lần lượt là +1,+2,+3, -1,-2
- Trong ion đa nguyên tử, tổng số SOH của các nguyên tố bằng điện tích của ion
Vd: trong NO3-: x + 3(-2) = -1 → x = +5
Quy tắc 4: Trong hầu hết hợp chất, SOH của H là +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2…). SOH của O bằng -2 trừ trường hợp OF2, peoxit như (H2O2)