Mạng tinh thể nguyên tử - phân tử. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học.
1. Xác định phân tử có liên kết ion
Liên kết ion là liên kết được hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
Liên kết ion chỉ được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình.
2. Xác định phân tử có liên kết cộng hoá trị là sự dùng chung các electron, có sự xen phủ của 2 AO
Liên kết cộng hoá trị chỉ được hình thành giữa các nguyên tử giống nhau hoặc gần giống nhau về bản chất hoá học (thường xảy ra với các nguyên tố phi kim nhóm IV, V, VI và VII). Mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt được cấu hình bền 8 electron lớp ngoài cùng giống nguyên tử khí hiếm gần nhất.
3. Xác định phân tử có liên kết cho nhận
Nếu cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp thì liên kết đó là liên kết cho nhận.
4. Dạng bài tập xác định loại liên kết và độ phân cực của liên kết
Dựa vào độ âm điện (theo Pauling)
Hiệu độ âm điện | 0,0 → < 0,4 | 0,4 → < 1,7 | ≥ 1,7 |
Loại liên kết | Cộng hóa trị không cực | Cộng hóa trị có cực | ion |
5. Dạng bài tập về độ hoà tan trong nước, dẫn điện, loại liên kết trong tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử
Tinh thể ion | Tinh thể nguyên tử | Tinh thể phân tử | |
Khái niệm | Trong mạng tinh thể ion, các cation và anion được phân bố luân phiên đều đặn ở các điểm nút của mạng tinh thể. | Ở các điểm nút của mạng tinh thể nguyên tử là những nguyên tử. | Ở các điểm nút của mạng tinh thể phân tử là những phân tử. |
Lực liên kết | Các ion mang điện tích trái dấu, hút nhau bằng lực hút tĩnh điện. Lực này lớn. | Các nguyên tử liên kết với nhau bằng lực liên kết cộng hoá trị. Lực này rất lớn. | Các phân tử liên kết với nhau bằng lực hút giữa các phân tử, yếu hơn nhiều so với lực hút tĩnh điện giữa các ion và liên kết cộng hoá trị. |
Đặc tính | Bền, khá rắn, khó bay hơi, khó nóng chảy. Dẫn điện khi nóng chảy và khi hoà tan trong nước. | Bền, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi. |
Không bền, dễ nóng chảy, dễ bay hơi. |